Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện - Trần Thị Tuyết

ppt 16 trang thanhhien97 3700
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_viet_lop_4_tap_lam_van_doan_van_trong_bai_va.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện - Trần Thị Tuyết

  1. MÔN TẬP LÀM VĂN - LỚP 4A1 NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN THỊ TUYẾT
  2. Cô, trò lớp 4A1 xin trân trọng đón chào quý thầy cô đến dự giờ môn Tập làm văn
  3. Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2018 TẬP LÀM VĂN KIỂM TRA BÀI CŨ  1. Cốt truyện là gì?  2. Cốt truyện thường gồm những phần nào?
  4. Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2018 TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Nhận xét. SGK/46 1. Đọc thầm truyện “Những hạt thóc giống” SGK tr. 46 VBT/32 Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Co biết mỗi sự việc kể trong đoạn văn nào. Thảo luận nhóm hoàn thành bài vào vở bài tập Thời gian thảo luận là 5 phút a)Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống : Sự việc 1 : Sự việc 2 : Sự việc 3 : Sự việc 4 : b) Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào ? Sự việc 1 : được kể trong đoạn (3 dòng đầu) Sự việc 2: đoạn (từ đến ) Sự việc 3: đoạn (từ đến ) Sự việc 4: đoạn (từ đến )
  5. Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2018 TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 1. a. Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. - Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho. - Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm. - Sự việc 3:Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. - Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trước sự dũng cảm; đã quyết định truyền ngôi cho Chôm. b. Mỗi sự việc được kể trong từng đoạn văn sau: - Sự việc 1 được kể trong đoạn 1( 3 dòng đầu). - Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (2 dòng tiếp theo). - Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 ( 8 dòng tiếp theo). - Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 ( 4 dòng còn lại).
  6. 2. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn. Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về để gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có chú bé mồ côi tên Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu: - Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy nhà vua mới ôn tồn nói: - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta! Rồi vua dõng dạc nói tiếp: -Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này. Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
  7. Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2018 TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 2. Dấu hiệu giúp nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn: - Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. - Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. Lưu ý: Có khi xuống dòng cũng chưa hết đoạn văn: VD: đoạn 2 trong truyện Những hạt thóc giống có mấy lời thoại, phải mấy lần xuống dòng mới kết thúc đoạn văn. Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng.
  8. 3. Từ hai bài tập trên, hãy rút ra nhận xét: a) Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì? Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. b) Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào? Hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
  9. Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2018 TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SGK/46 I. Nhận xét. VBT/32 1. Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc kể trong đoạn văn nào. 2. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn. + Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng viết lùi vào 1ô. + Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. 3. Từ hai bài tập trên, hãy rút ra nhận xét: a) Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì? + Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. b) Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào? + Chỗ mở đầu đoạn văn viết lùi vào một ô, hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng. Ghi nhớ:Em có nhận xét gì về các đoạn văn trong bài văn kể chuyện ? 1. Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn. 2. Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng. Em hãy tìm một đoạn văn bất kì trong các truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó?
  10. II. Luyện tập. VBT/33 Dưới đây là ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên trong đó có hai đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn mới chỉ có phần mở đầu và phần kết thúc. Hãy viết tiếp vào phần còn thiếu. a) Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. b) Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: -Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. c) Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.
  11. Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2018 TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN III. Luyện tập Gợi ý - Câu chuyện kể lại chuyện gì? - Đoạn nào viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu? (Đoạn 1, đoạn 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu) (Đoạn 3 còn thiếu phần thân đoạn). - Đoạn 3 còn thiếu phần nào? - Đoạn 1 kể sự việc gì? (Hai mẹ con nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm). - Đoạn 2 kể về sự việc gì? (Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé phải đi tìm thầy thuốc). - Đoạn 3 theo em kể lại chuyện gì? - Kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
  12. Hãy viết tiếp đoạn còn thiếu: VBT/33 c) Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.
  13. Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2018 TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Nhận xét. II. Luyện tập. Đoạn văn đã hoàn chỉnh VBT/33 c) Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tai nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong những thỏi vàng lấp lánh. Ngẩng lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà lão lưng còng đang đi chầm chậm.Cô bé đoán chắc đây là tay nải của bà lão. Tội nghiệp, bà lão mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Nghĩ vậy, cô bèn rảo bước đuổi theo bà lão, vừa đi vừa gọi: - Bà ơi , bà dừng lại đã . Bà đánh rơi tay nải này. Bà lão có lẽ nặng tai nên mãi mới nghe thấy và dừng lại. Cô bé tới nơi, hổn hển nói: “Có phải bà quên cái tay nải ở đằng kia không ạ?” Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. .
  14. - Câu chuyện kể lại chuyện gì? ( Câu chuyện kể lại em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.) Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
  15. Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2018 TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN Ghi nhớ: 1. Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn. 2. Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
  16. Chúc quý thầy, cô giáo sức khoẻ và hạnh phúc. Chúc các em chăm ngoan và học giỏi