Bài giảng Tin học Lớp 10 - Bài 22: Một số dịch vụ cơ bản của internet

ppt 26 trang phanha23b 29/03/2022 4530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 10 - Bài 22: Một số dịch vụ cơ bản của internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_lop_10_bai_22_mot_so_dich_vu_co_ban_cua_in.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tin học Lớp 10 - Bài 22: Một số dịch vụ cơ bản của internet

  1. Bài 22 MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
  2. 1. Tổ chức và truy cập thông tin: a. Tổ chức thông tin: - Các thông tin trên Internet thường được tổ chức dưới dạng siêu văn bản - Siêu văn bản là văn bản tích hợp nhiều phương tiện khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video . Và các liên kết tới các siêu văn bản khác
  3. - Siêu văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) - Trên internet, mỗi siêu văn bản được gán một địa chỉ truy cập tạo thành một trang web -Trang web: n Để tìm kiếm và truy cập các trang web (tài nguyên) người ta sử dụng hệ thống WWW (world wide web).
  4. - Hệ thống WWW (World Wide Web) được cấu thành từ các trang web và được xây dựng trên giao thức truyền tin đặc biệt gọi là giao thức truyền tin siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol). - Website gồm một hay nhiều trang web trong hệ thống WWW được tổ chức dưới một địa chỉ truy cập, trong đó trang đầu tiên được mở ra khi truy cập website gọi là trang chủ (Homepage). - Trang chủ: trang web chứa các liên kết trực tiếp hay gián tiếp đến tất cả các trang còn lại. Địa chỉ trang chủ là địa chỉ website.
  5. - Có 2 loại trang web: Trang web tĩnh và trang web động + Trang Web tĩnh được hiểu như tài liệu siêu văn bản không thay đổi. + Trang Web động mở ra khả năng tương tác giữa người dùng với máy chủ chứa trang web. là mỗi khi có yêu cầu từ máy người dùng, máy chủ sẽ thực hiện tìm kiếm dữ liệu và tạo trang web có nội dung theo đúng yêu cầu và gửi về máy người dùng.
  6. b. Truy cập trang Web: - Để truy cập vào các Website phải sử dụng một chương trình đặc biệt gọi là trình duyệt web. ➢ Trình duyệt web Internet Explorer
  7. ➢ Trình duyệt web Mozilla FireFox
  8. ➢ Trình duyệt web Google Chrome
  9. - Trình duyệt web là chương trình giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW: truy cập các trang web, tương tác với các máy chủ trong hệ thống WWW và các tài nguyên khác của internet. Truy cập trang web đã biết địa chỉ: gõ địa chỉ vào thanh address và nhấn enter hoặc Go.
  10. 2. Tìm kiếm thông tin trên Internet: Có 2 cách tìm kiếm thường được sử dụng. + Cách 1: Tìm kiếm danh mục địa chỉ, thông tin được nhà cung cấp dịch vụ đặt trên các trang web tĩnh. Danh mục liên kết
  11. + Cách 2: Tìm kiếm nhờ các máy tìm kiếm (Search Engine). Máy tìm kiếm cho phép tìm kiếm thông tin trên internet theo yêu cầu của người dùng. Một số website cung cấp máy tìm kiếm nổi tiếng: + + + +
  12. 3. Thư điện tử: Thư điện tử (Electronic-Mail) là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.
  13. 3. Thư điện tử Người dùng cần đăng kí hộp thư điện tử do nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử cấp phát. ❑Tài khoản đăng nhập gồm: ▪ Tên đăng nhập ▪ Password ❑ Địa chỉ thư điện tử có dạng: @ (Tên truy cập là tự đặt) Ví dụ : minhanh@gmail.com
  14. 3. Thư điện tử: Lợi ích của Email
  15. 3. Thư điện tử: Một số website để đăng ký hộp thư điện tử: • • •
  16. 3. Thư điện tử: Hướng dẫn tạo tài khoản
  17. 3. Thư điện tử: Đăng nhập bằng tài khoản Giao diện gmail
  18. 3. Thư điện tử: Cấu trúc của 1 thư điện tử
  19. 3. Thư điện tử: Một số lưu ý khi gửi/nhận Mail: ▪ Đặt tên Email phù hợp ▪ Cần đặt chủ đề sao cho phù hợp với nội dung ▪ Lựa chọn CC hay BCC tùy vào tình huống sử dụng ▪ Khi có đính kèm tệp tin cần có thông báo cụ thể
  20. 3. Thư điện tử: ▪ Không viết hoa tất cả nội dung ▪ Nội dung ngắn gọn, đủ ý, tránh viết tắt, viết sai lỗi chính tả. ▪ Thận trọng với tập tin đính kèm ▪ Trả lời Email sớm nhất khi có thể.
  21. 4. Vấn đề bảo mật thông tin: a. Quyền truy cập website Chỉ cho phép quyền truy cập có giới hạn, người dùng muốn sử dụng các dịch vụ hoặc thông tin cần phải đăng nhập bằng tên đăng nhập và mật khẩu.
  22. 4. Vấn đề bảo mật thông tin b. Mã hóa dữ liệu ❑ Tăng cường tính bảo mật cho thông điệp. Việc mã hoá có thể thực hiện bằng phần cứng hoặc phần mềm. ❑ Một số thuật ngữ: • Thông tin cần mã hóa: Bản rõ • Thông tin đã được mã hóa: Bản mã • Tham số được thực hiện việc mã hóa: Khóa K • Khôi phục dữ liệu gốc từ bản mã của nó: Giải mã
  23. 4. Vấn đề bảo mật thông tin Ví dụ : Mã hóa dữ liệu sau- bac Chữ gốc a b c y z Chữ được mã hóa c d e a b K=2 Mã hóa: bac → dce
  24. 4. Vấn đề bảo mật thông tin c. Nguy cơ nhiễm virus khi sử dụng các dịch vụ Internet ❑ Virus máy tính: Chương trình máy tính có khả năng sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng khác và chương trình đó mang lại tính phá hoại. ❑ Virus có thể phá hoại, đánh cắp thông tin (tài khoản ngân hàng, tài khoản Internet, các thông tin bí mật ). → Cần được cài đặt phần mềm chống virus.
  25. 4. Vấn đề bảo mật thông tin Một số phần mềm diệt virus: + BKAV + Norton Anti-Virus + Kaspresky → Cần cập nhật thường xuyên các phần mềm diệt virus để ngăn ngừa những loại virus mới xuất hiện.
  26. 4. Vấn đề bảo mật thông tin Những lưu ý khi sử dụng các dịch vụ Internet ❑ Luôn chạy phần mềm diệt virus và cập nhật thường xuyên. ❑ Không mở các tệp đính kèm thư điện tử khi không chắc chắn an toàn. ❑ Sử dụng mật khẩu dài hơn 8 kí tự gồm cả chữ và số. ❑ Không cung cấp thông tin cá nhân, ảnh khi hội thoại trực tuyến.