Bài giảng Tin học Lớp 10 - Bài 9: Tin học và xã hội

ppt 41 trang thanhhien97 6972
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 10 - Bài 9: Tin học và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_lop_10_bai_9_tin_hoc_va_xa_hoi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tin học Lớp 10 - Bài 9: Tin học và xã hội

  1. MỤC TIÊU Biết được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội. Biết được những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa. Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính.
  2. NỘI DUNG  Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội  Xã hội tin học hóa  Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa
  3. 1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội Tin học có ứng dụng trong những lĩnh vực nào của xã hội?
  4. Hệ thống vòi phun sương được điều khiển bằng máy tính ở Israel
  5. Dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô
  6. Nhà máy BMW
  7. Nhà máy BMW
  8. Phần mềm quản lý nhà trường
  9. Lớp học thông minh
  10. Cánh tay robot phẫu thuật
  11. 1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội Các thành tựu của tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. Nếu không theo dõi thường xuyên các thông tin liên quan đến lĩnh vực này chúng ta sẽ bị lạc hậu.
  12. 1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội Những ứng dụng đó của tin học có làm thay đổi các hoạt động trong xã hội không? Vì sao?
  13. Những công nghệ thú vị đang thay đổi thế giới Xe tự hành thay đổi cách chúng ta di chuyển
  14. Những công nghệ thú vị đang thay đổi thế giới Google Glass biến chúng ta thành máy điện toán “sống”
  15. Những công nghệ thú vị đang thay đổi thế giới Người máy dần thay thế lực lượng lao động
  16. Những công nghệ thú vị đang thay đổi thế giới Các mạng xã hội thay đổi cách con người giao tiếp với nhau
  17. Những công nghệ thú vị đang thay đổi thế giới Công nghệ in 3D thay đổi cách con người chế tạo sản phẩm
  18. Những công nghệ thú vị đang thay đổi thế giới Smartphone giúp con người kết nối liên tục với nhau
  19. 1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội Sự phát triển của tin học làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nền tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới.
  20. 2. Xã hội tin học hóa Các mặt hoạt động chính của xã hội trong thời đại tin học hóa sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính.
  21. Văn phòng điện tử
  22. Văn phòng điện tử
  23. Chính phủ điện tử
  24. Thương mại điện tử
  25. E-learning
  26. 2. Xã hội tin học hóa  Cùng với việc phát triển các phương tiện kĩ thuật hiện đại có hàm lượng tin học ngày càng cao, năng suất lao động được nâng cao rõ rệt. Lao động chân tay sẽ được bớt dần và con người sẽ tập trung chủ yếu vào lao động trí óc để không ngừng nâng cao hiệu quả trong mọi công việc.
  27. 3. Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa Những hành động nào có thể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin?
  28. Tấn công trái phép vào website
  29. Luật Công nghệ thông tin Điều 72. Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin  1. Thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật.  2. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện một trong những hành vi sau đây:  a) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;  b) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;  c) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;  d) Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;  đ) Hành vi khác làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.
  30. Luật Công nghệ thông tin Điều 70. Chống thư rác  1. Tổ chức, cá nhân không được che giấu tên của mình hoặc giả mạo tên của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thông tin trên môi trường mạng.  2. Tổ chức, cá nhân gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng phải bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng từ chối nhận thông tin quảng cáo.  3. Tổ chức, cá nhân không được tiếp tục gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng đến người tiêu dùng nếu người tiêu dùng đó thông báo không đồng ý nhận thông tin quảng cáo.
  31. Luật Công nghệ thông tin Điều 71. Chống vi rút máy tính và phần mềm gây hại  Tổ chức, cá nhân không được tạo ra, cài đặt, phát tán vi rút máy tính, phần mềm gây hại vào thiết bị số của người khác để thực hiện một trong những hành vi sau đây:  1. Thay đổi các tham số cài đặt của thiết bị số;  2. Thu thập thông tin của người khác;  3. Xóa bỏ, làm mất tác dụng của các phần mềm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin được cài đặt trên thiết bị số;  4. Ngăn chặn khả năng của người sử dụng xóa bỏ hoặc hạn chế sử dụng những phần mềm không cần thiết;  5. Chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị số;  6. Thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số;  7. Các hành vi khác xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng.
  32. Bộ luật Hình sự Điều 224. Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi - rút tin học  1. Người nào tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi- rút qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
  33. Nghị định 55/2001/NĐ-CP Điều 41 khoản 2 quy định: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:  a) Sử dụng mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của người khác để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.  b) Sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.
  34. Nghị định 55/2001/NĐ-CP Điều 41 khoản 5 quy định  "Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:   g) Sử dụng Internet để nhằm mục đích đe doạ, quấy rối, xúc phạm đế danh dự , nhân phẩm của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.  h) Đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi truỵ, hoặc những thông tin khác trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.  i) Đánh cắp mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân và phổ biến cho người khác sử dụng .
  35. 3. Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa Con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Các hành động như truy cập một cách bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin trên mạng của các cơ quan, vi phạm quyền sở hữu thông tin, đưa virus lên mạng, đều là phạm pháp.
  36. Bài 1.64 (29/SBT) Các việc nào dưới đây cần phê phán?  Sao chép phần mềm không có bản quyền;  Đặt mật khẩu cho máy tính của mình;  Sử dụng mã nguồn chương trình của người khác đưa vào chương trình của mình mà không xin phép;  Phát tán các hình ảnh đồi trụy lên mạng.
  37. Bài 1.65 (29/SBT) Việc nào dưới đây không bị phê phán?  Tự ý thay đổi cấu hình máy tính không được sự cho phép của người phụ trách phòng máy. Tự ý đặt mật khẩu cá nhân trên máy tính dùng chung;  Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính trong phòng máy của trường;  Quá ham mê các trò chơi điện tử;  Tham gia một lớp học trên mạng về ngoại ngữ.
  38. Dặn dò Học bài. Chuẩn bị bài 10.