Bài giảng Tin học Lớp 10 - Chương III: Hệ điều hành - Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 10 - Chương III: Hệ điều hành - Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tin_hoc_lop_10_chuong_iii_he_dieu_hanh_bai_10_khai.pptx
Nội dung text: Bài giảng Tin học Lớp 10 - Chương III: Hệ điều hành - Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành
- Chương III: Hệ điều hành Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành Thành viên trong nhóm: Lê Như Quỳnh, Bùi Thúy Hiền, Nguyễn Thùy Linh, Hoàng Hải Quyên, Chu Nguyễn Thành Long, Dương Việt Tiến, Nông Thiên Quang, Nông Đức Anh, Trần Xuân Đức, Trần Minh Tuấn, Nguyễn Hữu Sơn.
- 1. Khái niệm hệ điều hành (Operating System) ❖Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành 1 hệ thống với các nhiệm vụ: • Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính. • Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình. • Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng 1 cách thuận tiện và tối ưu. ❖Một số hệ điều hành thường dùng: MS-DOS, Windows, Unix, Linux,
- Hệ điều hành MS-DOS rất phổ biến trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 cho đến khi Windows 95 ra đời.
- Hệ điều hành Windows 95
- Hệ điều hành Windows 98
- Windows XP giới thiệu 1 giao diện mới (bao gồm menu Start mới và Windows Explorer), sắp xếp hợp lí đa phương tiện và các tính năng mạng.
- Windows Vista chứa 1 số chức năng mới như giao diện mới, đặc biệt tập trung vào bảo mật .
- Windows 7 hỗ trợ cảm ứng đa điểm, giao diện cải tiến với thanh điều hướng mới, hệ thống mạng nhà gọi là Home group và cải thiện hiệu năng.
- Windows 10 vượt qua Windows 7 về thị phần, trở thành hệ điều hành số 1 dành cho máy tính cá nhân (PC) trên toàn cầu.
- 2. Các chức năng và thành phần của hệ điều hành ❖Các chức năng của hệ điều hành: ➢ Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. ➢ Cung cấp các tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó. ➢ Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin. ➢ Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để khai thác chúng 1 cách thuận tiện và hiệu quả. ➢ Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống .
- 2. Các chức năng và thành phần của hệ điều hành ❖Mỗi chức năng được một nhóm chương trình trong hệ điều hành đảm bảo thực hiện. ❖Một số thành phần của hệ điều hành: ➢ Hệ thống quản lí tiến hành . ➢ Hệ thống quản lí bộ nhớ. ➢ Hệ thống quản lí nhập xuất. ➢ Hệ thống quản lí tập tin . ➢ Hệ thống bảo vệ . ➢ Hệ thống dịch lệnh. ➢ Quản lí mạng.