Bài giảng Trò chơi Toán học

pptx 9 trang thanhhien97 8030
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Trò chơi Toán học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tro_choi_toan_hoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Trò chơi Toán học

  1. CÂU ĐỐ SỐ 1: Thiện được nghỉ học, ở nhà rủ Vũ giải các bài toán xếp hình bằng que diêm. Sau vài câu khá dễ, Thiện chỉ một câu mới cho Vũ: - Em xem, câu này cũng thú vị đấy chứ. Vũ ghé mắt vào nhìn rồi đọc to: - Hãy dùng 3 que diêm để xếp thành một số lớn hơn 3 nhưng nhỏ hơn 4. Vũ loay hoay một lúc vẫn chưa tìm ra, đành nhờ anh giải giúp. Vậy Thiện đã làm thế nào nhỉ? Đáp án: Bạn dùng 3 que để xếp thành số pi
  2. CÂU ĐỐ SỐ 2: Viên tướng nọ muốn chọn một người lính thông minh nhất để đề bạt làm sĩ quan chỉ huy. Ông tập trung mọi người trong sân tập rồi nói: - Ai có cách gì để lính gác cho ra khỏi sân đường hoàng, vui vẻ, sẽ được thăng chức. Mọi người đang vắt óc ra suy nghĩ mà vẫn chưa tìm ra cách nào. Lúc này, một anh lính đến gần lính gác nói duy nhất một câu. Thế là lính gác liền cho anh ta ra ngoài. Bạn thử đoán xem anh lính đã nói gì với người lính gác để được ra ngoài? Đáp án: Đó là câu: "Thôi, mình chả tham gia nữa". Thế là nghiễm nhiên anh ta được ra ngoài.
  3. CON ĐƯỜNG MỚI CỦA CÁC NHÀ TOÁN HỌC Một nhà Vật lý đi qua hành lang thì thấy một nhà toán học đang lúi húi bò đi bò lại trên sàn. Nhà vật lý tò mò mới lên tiếng hỏi: - Ông làm gì ở đây đấy? - À, tôi đang tìm một cái kim, tôi vừa mới đánh rơi. Nhà vật lý hỏi tiếp: - Thế ông đánh rơi ở chỗ nào. - Ở trong phòng tôi thôi. Nhà vật lý ngạc nhiên quá mới hỏi: - Đánh rơi ở trong phòng sao ông lại ra đây tìm. Nhà toán học mới đáp: - Ừ, nhưng trong phòng tối quá, tôi ra ngoài này tìm cho sáng!!! Toán học nhiều khi là như vậy. Khi gặp vấn đề hóc búa ta hay nghĩ đến một con đường mới đi đến lời giải, đề ra những định nghĩa mới.
  4. TÔI SẼ CHÂM LỬA CHO NÓ Một ngày nọ, một nhà toán học cảm thấy quá mệt mỏi với việc làm toán. Thế là ông ta quyết định đi xin việc ở đội lính cứu hoả. Đội trưởng đội cứu hoả ngắm nhà toán học và nói "Anh trông có vẻ được. Tôi sẽ rất vui nhận anh vào làm việc nếu anh vượt qua được bài kiểm tra nhỏ này". Ông ta đưa nhà toán học tới nơi luyện tập của đội lính cứu hoả, nơi có đặt một chiếc thùng, một trụ cứu hoả và một vòi nước. Ông đặt câu hỏi "Nào! Bây giờ giả sử anh đang đi trên đường và nhìn thấy cái thùng đang cháy, anh sẽ xử lý thế nào? Nhà toán học trả lời ngay không chút do dự "tôi sẽ lắp ngay ống nước vào trụ cứu hoả, bật nước và dập tắt ngọn lửa". - "Rất tốt. Bây giờ thì chỉ còn một câu hỏi nhỏ cho anh nữa thôi. Anh sẽ làm gì nếu đang đi dạo và thấy chiếc thùng không cháy". Nhà toán học suy nghĩ một lát rồi đáp "Tôi sẽ châm lửa cho nó!!!" Lính cứu hoả hét lên "Cái gì! Thật khủng khiếp! Tại sao anh có thể làm như vậy được nhỉ?". Nhà toán học thản nhiên "Có gì đâu. Làm như thế tôi sẽ đưa bài toán về bài toán vừa giải xong!"
  5. NHÀ TOÁN HỌC THÔNG MINH CHẾT ĐÓI Một nhà toán học và một nhà văn bị một bộ tộc da đỏ bắt. Tù trưởng của bộ lạc này là một người rất thông minh và cũng đã từng được học hành. Sau khi bỏ đói ba ngày, tù trưởng cho lính dắt nhà Toán vào một căn phòng và bảo ông ta sắp được ăn. Nhà Toán được đặt ngồi trên một chiếc ghế ở góc phòng, bụng khấp khởi mừng khi nhìn thấy một mâm sơn hào hải vị đặt ở góc phòng bên kia. Tên tù trưởng giải thích “Mày phải ngồi yên trên ghế, cứ 1 phút mày lại được quyền kéo cái ghế 1 nửa quãng đường tới mâm cơm”, nhà Toán học giãy nảy “Tao sẽ không ăn. Trò giễu cợt này, không một thằng nào là không biết rằng tao sẽ chẳng bao giờ đến được chỗ mâm cơm”. Tù trưởng cũng không làm khó dễ gì nhà Toán học, ông này cắp bụng đói về phòng nhốt mình. Tới lượt nhà Văn học được đưa ra với điều kiện tương tự. Khi nghe tên tù trưởng giải thích luật chơi, mắt ông này sáng rực và ngồi ngay vào ghế. Tù trưởng vờ ngạc nhiên hỏi "Chẳng nhẽ mày không thấy là mày sẽ chẳng bao giờ đến tới chỗ mâm cơm hay sao“. Nhà văn học mỉm cười "Tao không tới tận chỗ mâm cơm, nhưng tao có thể đến gần đủ để ăn được cơm". Ngồi trong tù, nhà Toán học nhìn thấy nhà Văn học ăn cơm và xỉu.
  6. Euclide Có 1 lần, sau khi giảng về phân số, thầy giáo hỏi Ơclít: - Nếu có người đưa cho em 2 quả táo to bằng nhau, 1 quả nguyên và 1 quả đã bổ làm đôi. Người đó bảo em hãy chọn 1 phần, hoặc là quả táo nguyên, hoặc là quả táo đã bổ ra làm đôi, em chọn phần nào? Ơclít trả lời: - Thưa thầy em sẽ chọn quả táo đã bổ ra làm đôi ạ! Thầy ngạc nhiên hỏi lại: - Thế em ko biết 2 nửa quả táo cũng chỉ bằng 1 quả táo thôi hay sao? Ơclít nhanh trí đáp lại: - Thưa thầy, cũng bằng nhau nhưng em lấy 2 nửa quả táo vì biết đâu quả táo nguyên đã chẳng bị sâu đục khoét ở trong!