Bài giảng Vật lí 9 - Bài 48: Mắt

ppt 24 trang phanha23b 24/03/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí 9 - Bài 48: Mắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_9_bai_48_mat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 9 - Bài 48: Mắt

  1. TớCác đang bạn ơi! Thế cậuCậu có biết nghiênCác bạn cứu nghĩ mỗiCó người đấy.đang Cậu đều thấu kính hội cứ nghĩ kỹ hộTớ tôi làm với! có hailàm cái gìthấu tụ kínhmàthế? hộixem! tụ gì có không?
  2. Thể thủy Màng tinh lưới * Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm, có thể phồng lên hoặc dẹt xuống để thay đổi tiêu cự. * Màng lưới (võng mạc) nằm ở đáy mắt tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét. Từ đó thông tin về ảnh sẽ được đưa lên não và ta nhận biết được ảnh.
  3. Để nhìn rõ một vật thì ảnh của vật phải ở vị trí nào? Ảnh của vật ở màng lưới Trong đời sống ta nhìn các vật ở rất nhiều vị trí xa gần khác nhau. Vậy mắt ta phải làm gì để ảnh luôn hiện rõ nét trên màng lưới.
  4. II. SỰ ĐIỀU TIẾT Khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau thì thể thuỷ tinh phồng lên hay dẹt xuống làm thay đổi tiêu cự để cho ảnh hiện trên màng lưới được rõ nét. Quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt.
  5. II. SỰ ĐIỀU TIẾT C2. Em hãy cho biết tiêu cự của thể thuỷ tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào? Biết rằng khoảng cách từ thể thuỷ tinh của mắt đến màng lưới là không đổi và ảnh của vật luôn luôn hiện trên màng lưới. B .F’ A’ A B’ 0
  6. thể thủy tinh màng lưới F1 O Nhìn vật ở gần F2 Nhìn vật ở xa O -Khi mắt nhìn các vật ở gần, tiêu cự của thể thủy tinh ngắn (thể thủy tinh phồng lên) - Khi mắt nhìn các vật ở xa, tiêu cự của thể thủy tinh dài (thể thủy tinh dẹt xuống).
  7. Nhóm cặp (bàn) nghiên cứu mục III (SGK/129) (thời gian 5p) để trả lời các câu hỏi sau: 1) Điểm cực viễn là gì? Khoảng cực viễn là gì? 2) Điểm cực cận là gì? Khoảng cực cận là gì? 3) Giới hạn nhìn rõ của mắt là gì?
  8. Mắt nhìn không rõ Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết, điểm đó gọi là điểm cực viễn của Mắt nhìn rõ mắt (CV) CV
  9. Người có mắt bình thường thì điểm CC cách mắtMắt khoảngMắt không còn 25cm nhìn nhìn rõ rõ C V CC 25cm Như vậy trong quá trình ghi chữ hay đọc sách nên Còn điểm CV cách mắt từ 5m trở ra. Nếu chúng ta nhìnđể tập rõĐiểm hoặccác gầnvật sách cáchmắt cách nhấtmắt mắt từmà lớn5m ta hơncótrở thể ra 25cm thìnhìn chúng (hơn một ta gang tay), nếu để tập hay sách gần mắt quá (< sẽ nhìnrõ rõđược, các gọivật làở vôđiểm cực cực như cận ngắm CC các ngôi sao vào25cm) ban thì đêm mắt phải điều tiết quá mức gây mỏi mắt và dẫn đến bị tật cận thị 5m CV CC Khoảng cách từ điểm CC đến điểm CV gọi là khoảng là nhìn rõ của mắt
  10. Ở mắt người bình thường thì điểm cực viễn ở rất xa mắt (vô cực) Đối với bảngThực thử thịra ,lực nếu SGK/129,mắt đã đặt mắt cáchnhìn bảngrõ các thửvật thịcách lực 5mmắt và nhìn dòngtừ 5m,6mthứ 2 từ trở trênlên xuốngthì sẽ để kiểm nhìntra mắtrõ cáccó tốtvật không.ở rất xa. Vì vậy, trong ngành y tế, để thử mắt người ta dùng bảng thử thị lực. Đặt mắt cách bảng thử thị lực 5m và nhìn dòng thứ 10 từ trên xuống thì ta sẽ kiểm tra mắt có tốt hay không.
  11. C4. Hãy xác định xem điểm cực cận của mắt em cách mắt bao nhiêu cm? Nhìn thấy các chữ vừa bị mờ Cc Đối với mắt người còn trẻ thì điểm cực cận cách mắt trên 10cm. Càng lớn tuổi thì điểm cực cận càng ra xa mắt, có thể cách mắt trên 1m.
  12. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết mạnh nhất, cơ vòng đỡ thể thủy tinh co bóp mạnh Không nên thường xuyên nhìn vật nhất, do đó rất chóng ở quá gần, mắt điều tiết liên tục, mỏi mắt. lâu ngày sẽ bị cận thị. Khi học bài, đọc sách, xem ti vi, chơi game sau một thời gian chúng ta phải dừng lại và thư giãn để mắt không phải điều tiết liên tục.
  13. Nếu làm việc tại các nơi như: - Có không khí bị ô nhiễm - Thiếu ánh sáng quá mức - Có ô nhiễm tiếng ồn - Gần nguồn sóng điện từ mạnh thì có ảnh hưởng gì đến thị lực của mắt không? Đó là các nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực của mắt và dẫn đến các bệnh về mắt.
  14. Ô nhiễm không khí
  15. Ngồi học không đúng tư thế
  16. Làm việc chưa khoa học
  17. Tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử
  18. Vậy cần có các biện pháp bảo vệ mắt như thế nào? - Các biện pháp bảo vệ mắt: + Luyện tập để có thói quen làm việc khoa học, tránh những tác hại cho mắt. + Làm việc tại nơi đủ ánh sáng, không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng quá mạnh. + Giữ gìn môi trường trong lành để bảo vệ mắt. + Kết hợp giữa hoạt động học tập, lao động, nghỉ ngơi, vui chơi để bảo vệ mắt.
  19. C6. Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất ? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất ? Trả lời: * Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất. * Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn nhất.
  20. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Bộ phận quan trọng nhất của mắt là: A. thể thủy tinh và thấu kính. B. thể thủy tinh và màng lưới. C. màng lưới và võng mạc. D. con ngươi và thấu kính. Câu 2: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là: A. ảnh ảo nhỏ hơn vật B. ảnh ảo lớn hơn vật C. ảnh thật nhỏ hơn vật D. ảnh thật lớn hơn vật
  21. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 3: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì? A. Làm tăng độ lớn của vật B. Làm tăng khoảng cách đến vật C. Làm ảnh hiện rõ nét trên màng lưới D. Cả A,B,C đều đúng Câu 4: Muốn nhìn rõ vật thì vật phải nằm ở phạm vi nào của mắt ? A. Từ điểm cực cận đến mắt B. Từ điểm cực viễn đến mắt C. Từ điểm cực viễn đến điểm cực cận của mắt D. Các phát biểu A,B ,C đều đúng.
  22. + Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Ảnh của vật mà ta nhìn thấy hiện trên màng lưới. + Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét. + Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được một vật ở đó khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn. + Điểm gần mắt nhất mà ta nhìn rõ một vật ở đó được gọi là điểm cực cận.
  23. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học kĩ phần ghi nhớ và đọc phần: Có thể em chưa biết. (SGK/130) - Tìm hiểu xem tại sao một số người già và một số bạn trẻ lại phải đeo kính mới nhìn rõ các vật đồng thời tìm hiểu xem kính của người già và kính của các bạn trẻ là loại thấu kính gì để chuẩn bị cho bài học sau : MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO.