Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 1+2: Đo độ dài - Trường THCS số 1 Khánh Hải

ppt 25 trang buihaixuan21 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 1+2: Đo độ dài - Trường THCS số 1 Khánh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_6_bai_12_do_do_dai_truong_thcs_so_1_kha.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 1+2: Đo độ dài - Trường THCS số 1 Khánh Hải

  1. Website:
  2. Chương I. Cơ học sẽ giúp em nghiên cứu các vấn đề gì? 1. Lực là gì? 2. Trọng lực là gì? 3. Khối lượng là gì? 4. Đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng như thế nào? 5. Có những máy cơ đơn giản thường dùng nào? Chúng giúp ích gì cho hoạt động của con người?
  3. I. Đơn vị đo độ dài: 1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài - Đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m. -Đơn vị đo độ dài thường dùng: kilômét (km) đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm) C1. Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau: 1m = 10 dm. 1m = 100 cm. 1cm = .10 mm. 1km = 1000 m.
  4. Trong thực tế còn có một số đơn vị đo độ dài khác như: Inch. 1inch 2,54 cm Foot. 1 foot 30,48 cm Mile (dặm). 1 mile 1609 m Năm ánh sáng. 1 n.a.s 9461 tỉ km
  5. 2. Ước lượng độ dài C2. Hãy ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem có đúng không? C3. Hãy ước lượng độ dài gang tay em. Dùng thước kiểm tra xem có đúng không? Chiều dài ước lượng là lư = Chiều dài đo bằng thước là l =
  6. II. Đo độ dài 1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài C4. Quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng)? Hình 1.1
  7. Dụng cụ đo độ dài là thước. Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
  8. Hãy quan sát: Đây là các loại thước nào? Thước dây Thước kẻ Thước gấp Thước cuộn Thước cặp
  9. Đo vẽ đoạn thẳng
  10. Đo kích thước các chi tiết
  11. Tìm GHĐ và ĐCNN của thước sau: GHĐ là . ĐCNN là
  12. Tìm GHĐ và ĐCNN của thước sau: GHĐ là . ĐCNN là
  13. C6. Có 3 thước đo sau đây: - Thước có GHĐ 1m và ĐCNN là 1cm. - Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN là 1mm. - Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN là 1mm. Hỏi nên dùng thước nào để đo: a. Chiều rộng cuốn sách Vật lí 6? b. Chiều dài cuốn sách Vật lí 6? c.Chiều dài của bàn học?
  14. a. Nên dùng thước có GHĐ .20cm để đo chiều rộng cuốn sách Vật lí 6. b. Nên dùng thước có GHĐ .30cm để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6. c. Nên dùng thước có GHĐ 1m để đo chiều dài của bàn học.
  15. C7. Người thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài mảnh vải, số đo cơ thể của khách hàng?
  16. 2. Đo độ dài Đo chiều dài, chiều rộng của cuốn sách Vật lí 6. a. Chuẩn bị: 1 thước dây, 1 thước kẻ học sinh. b. Tiến hành đo: - Ước lượng độ dài cần đo. - Chọn dụng cụ đo: xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo. - Đo độ dài 3 lần, ghi kết quả vào bảng, rồi tính giá trị trung bình: l + l + l l = 1 2 3 3
  17. Bảng kết quả đo độ dài Chọn dụng cụ đo Lần Lần Lần Độ dài vật cần Độ dài độ dài 1 2 3 Kết quả đo (cm) đo ước Tên GHĐ ĐCNN l l1 + l2 + l3 lượng thước l1 2 l3 l = 3 Chiều dài bàn học của em cm Bề dày cuốn sách Vật lí 6 .mm
  18. III. Cách đo độ dài: C6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Khi đo độ dài cần: a. Ước lượng (1) . cần đo. - ĐCNN - độ dài b. Chọn thước có (2) . và có (3) . thích hợp. - GHĐ c. Đặt thước (4) . độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5) vạch số 0 của thước. - vuông góc d. Đặt mắt nhìn theo hướng (6) . với cạnh - dọc theo thước ở đầu kia của vật. - gần nhất e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7) với - ngang bằng với đầu kia của vật.
  19. Rút ra kết luận: Khi đo độ dài cần: a)Ước lượng độ dài cần đo. b) Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp. c) Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. d) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
  20. IV. Vận dụng: C7. Trong các hình 2.1a,b,c, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì? hình 2.1c.
  21. C8. Trong các hình 2.2a,b,c, hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo? Hình 2.2c.
  22. C9. Quan sát kĩ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng. a. l = 7cm b. l = .7cm c. l = .7cm
  23. C10. Kinh nghiệm cho thấy độ dài sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài bàn chân người đó. (Hình 2.4) Hãy kiểm tra lại xem có đúng không.
  24. Ghi nhớ 1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m). 2. Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước. 3. Cách đo độ dài: + Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. + Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. + Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
  25. Hướng dẫn về nhà: 1. Bài vừa học • Học thuộc phần ghi nhớ.( trang 11 ). • Cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau. • Làm bài tập: 1-2.7 đến 1-2.10 trang5,6 SBT. 2. Bài học tới: • Tiết 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG • Làm trước C1. • Đọc trước phần II. VẬN DỤNG ở trang 12 và 13 SGK.Kẻ Bảng 3.1 trang 14 vào vở học.