Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Lực. Tác dụng của lực

ppt 14 trang buihaixuan21 11110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Lực. Tác dụng của lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_6_chu_de_luc_tac_dung_cua_luc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Lực. Tác dụng của lực

  1. MÔN: VẬT LÍ 6
  2. 6. Xác định hai lực cân bằng: Hai đội kéo co như hình 28.10 trang 101 - Lực mà hai đội tác dụng lên sợi dây là lực kéo hay lực đẩy? - Lực do đội bên trái tác dụng lên dây có phương và chiều như thế nào? - Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương và chiều như thế nào? - Nếu sợi dây đứng yên thì lực tác dụng của hai đôi lên sợi dây có đặc điểm gì?
  3. CHỦ ĐỀ: LỰC - TÁC DỤNG CỦA LỰC
  4. 7. Học sinh đọc thông tin ở trang 101 và trả lời câu hỏi Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẩn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng mạnh như nhau (có độ lớn bằng nhau ), có cùng phương nhưng ngược chiều. HS chọn một trong các từ trong ngoặc: (khác nhau, như nhau, cân bằng, cùng chiều; ngược chiều) để điền vào các vị trí (1); (2); (3). Trong trò chơi kéo co, nếu hai đội mạnh ngang nhau thì hai đội sẽ tác dụng lên dây hai lược .(1) .sợi dây đứng yên do chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Hai lực này mạnh như nhau, cùng phương (phương dọc theo sợi dây), nhưng (2) . nhau. Ta có thể biểu diễn các lực này bằng các mũi tên dài .(3) .
  5. C. Hoạt động luyện tập * Trả lời câu hỏi. 1. Khi dùng tay kéo hoặc đẩy một vật (có thể trực tiếp hoặc dùng thanh cứng, sợi dây để đẩy hoặc kéo). Có phải khi kéo thì luôn làm cho vật lại gần mình, còn khi đẩy thì luôn làm cho vật xa mình? Vì sao bạn có ý kiến như vậy? Trả lời: - Khi dùng tay kéo một vật thì có thể làm cho vật chuyển động lại gần hay ra xa mình. - Tương tự, Khi dùng tay đẩy một vật thì cũng có thể làm cho vật chuyển động lại gần hay ra xa mình. - Vì tùy thuộc vào chiều kéo hoặc chiều đẩy.
  6. 2. Trong trò chơi bi-a, người ta muốn làm quả A (màu trắng) đập vào quả B (màu đỏ) (Hình 28.11 trang 102) - Lực do vật nào tác dụng làm đã làm cho quả A chuyển động? - Lực do vật nào tác dụng đã làm quả B chuyển động? -Khi đập vào quả B, chuyển động của quả A có thay đổi không? Trả lời: - Lực của gậy (cơ) đã làm bi A chuyển động. Khi bi A va vào bi B, lực của bi A tác dụng lên bi B đã làm cho bi B chuyển động đồng thời bi B cũng tác dụng lực lên bi A làm bi A biến đổi chuyển động.
  7. 3. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Đáp án D đúng
  8. 4. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu lò xo lại. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng. B. Lực mà ngón tay trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lo xo tác dụng lên ngón tay trỏ là hai lực cân bằng. C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. D. Lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay cái và lực mà ngón tay trỏ tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. Đáp án C đúng
  9. 5. Thí nghiệm: Tra cán búa (Hình 28.12 trang 102) Lồng búa vào cán. Gõ mạnh đuôi cán xuống đất. Giải thích kết quả quan sát được. Trả lời: Gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất, cán búa dừng lại, do búa vẫn tiếp tục chuyển động xuống nên đi sâu vào cán làm cho búa chắc hơn.
  10. 6. Dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tương sau: a. Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái. b. Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được. Trả lời: - Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái do hành khách có quán tính nên không thể thay đổi tốc độ đột ngột cùng xe được nên hành khách nghiêng về bên trái. - Khi ta vẩy mạnh bút mực, bút và mực trong bút cùng chuyển động. Khi ta dừng bút lại đột ngột, dó có quán tính nên nước vẫn tiếp tục chuyển động và bắn ra ngoài.
  11. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hãy tìm một số ví dụ về lực và tác dụng của lực đó trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất. - Trao đổi với các thành viên của nhóm mình về kết quả tìm hiểu của mình. 2. Nhớ lại việc Bố; Mẹ; Anh hoặc Chị vẩy khô rổ rau sống vừa mới rửa. Tìm hiểu vì sao khi làm như vậy thì nước có thể văng ra khỏi rau?
  12. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Tìm hiểu một số trò chơi vận động cần sử dụng sức mạnh cùng với sự nhanh nhẹn, khéo léo (ví dụ như trò chơi đẩy gậy ở hình 28.13, ). - Trong trò chơi, người ta sử dụng lực để làm gì? -Trao đổi với các bạn ở lớp về kết quả tìm hiểu của mình. Người chơi “cao thủ” là người luôn giữ được bình tĩnh, ghìm đầu gậy bên phần mình xuống và đẩy đầu gậy của đối phương lên cao để tạo đà cho mình có cơ hội chiến thắng đối phương
  13. * Kiến thức cần nhớ - Nếu chỉ có hai lực tác dụng lên cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lược cân bằng là hai lực mạnh như nhau, (có độ lớn bằng nhau), có cùng phương nhưng ngược chiều.