Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 18, Bài 16: Ròng rọc

pptx 26 trang buihaixuan21 4750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 18, Bài 16: Ròng rọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_6_tiet_18_bai_16_rong_roc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 18, Bài 16: Ròng rọc

  1. TIẾT 18 - BÀI 16 RÒNG RỌC
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ ❑ Tìm những dụng cụ có sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. • Trả lời : - Kéo, bấm móng tay, kìm, búa nhổ đinh, - Bập bênh, xe cút-kít, chèo thuyền, - Xà beng, dụng cụ mở nắp bia, - Tay chân con người,
  3. Bài 16 – Ròng rọc Em hãy quan sát 2 hình dưới đây, ở hình nào dễ kéo ống bê tông lên hơn ?
  4. I – TÌM HIỂU VỀ RÒNG RỌC
  5. C1 – Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình trên.
  6. ➢ Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
  7. ➢ Nếu dùng ròng rọc động thì ròng rọc động có tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật và lực kéo của vật nhỏ bằng trọng lực của vật.
  8. II – RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO 1/ Thí nghiệm (SGK-51)
  9. C2 – Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình 16.3 và ghi kết quả đo được vào bảng 16.1. - Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định như hình 16.4. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kê vào báng 16.1. - Đo lực kéo vật qua ròng rọc động như hình 16.5. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chi của lực kế vào bảng 16.1.
  10. • Trả lời : - Thí nghiệm (Giáo viên hướng dẫn học sinh làm). - Kết giả đo được ở bảng dưới đây : Lực kéo vật lên trong Chiều của Cường độ của trường hợp lực kéo lực kéo Không dùng ròng rọc Từ dưới lên 2N Dùng ròng rọc cố Từ trên 2N định xuống Dùng ròng rọc động Từ dưới lên 1N
  11. 2/ Nhận xét C3 – Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh: a. Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định. b. Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động. • Trả lời : a. Đối với ròng rọc cố định: Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau (ngược nhau) nhưng cường độ của hai lực này là như nhau.
  12. b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi nhưng cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn cường độ của lực kéo vật qua ròng rọc động.
  13. 3/ Rút ra kết luận C3 – Tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm ( ) : a. Ròng rọc (1) có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. b. Dùng ròng rọc (2) thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. • Trả lời : O a. Ròng rọc (1) cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. O b. Dùng ròng rọc (2) động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật
  14. III – VẬN DỤNG C5 – Tìm những thí dụ về sử dụng ròng rọc. • Trả lời : Dùng ròng rọc để kéo những vật nặng ở các nơi như: công trường, bến cảng, các kho hàng, xưởng sữa chữa ô tô,
  15. C6 – Dùng ròng rọc có lợi gì ? • Trả lời : Dùng ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng vì nó có tác dụng thay đổi hướng của lực (ròng rọc cố định) hoặc độ lớn của lực thay đổi (ròng rọc động).
  16. C7 - Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn về lực ? Tại sao ?
  17. • Trả lời : Ta có: - Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. - Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. => Sử dụng hệ thống ròng rọc ở hình bên phải gồm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướng của lực kéo.
  18. Ghi nhớ : ❖ Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. ❖ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
  19. BÀI ĐỌC THÊM Trong thực tế, người ta thường sử dụng hệ thống thiết bị gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động mắc kết hợp với nhau được gọi là pa-lăng. Dùng pa-lăng vừa đổi hướng của lực kéo cho thuận tiện, vừa được lợi về lực. Một palăng có n ròng rọc động thì đươc lơi 2n lần về lực, tức là lưc kéo vât lên F = 1/2n trọng lượng p của vật.
  20. PA-LĂNG
  21. DẶN DÒ ❑ Về nhà làm khoảng 70% trở lên các bài tập trong sách bài tập. ❑ Ôn tập và lập tập các bài học từ đầu năm đến bài ngày hôm nay để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 1 tuần sau. ❑ Những em nào muốn vào đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lí thì đăng kí với cô trong giờ ra chơi. Hẹn gặp lại các em ở bài học sau !