Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 7: Gương cầu lồi - Đỗ Đình Hùng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 7: Gương cầu lồi - Đỗ Đình Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_7_bai_7_guong_cau_loi_do_dinh_hung.pptx
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 7: Gương cầu lồi - Đỗ Đình Hùng
- KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ Câu hỏi: Em hãy nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
- KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. - Khoảng cách từ một điểm sáng của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Bài 7 – Tiết PPCT 7: GƯƠNG CẦU LỒI Giáo viên: Đỗ Đình Hùng
- I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi Quan sát: Bố trí thí nghiệm như hình 7.1. Hãy quan C 1 sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi ở hình 7.1 và cho nhận xét ban đầu về các tính chất ảnh sau đây: 1. Ảnh có phải là ảnh ảo không? Vì sao? 2. Ảnh lớn hay nhỏ hơn vật?
- I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi Quan sát: C 1
- I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi Quan sát: C 1 Nhận xét: 1. Ảnh này là ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn. 2. Ảnh nhỏ hơn vật.
- I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi Thí nghiệm kiểm tra: ẢnhSo sánhtạo bởiđộ gưlớnơngảnhcầucủalồi nhỏhaihcụcơn ảnhpin tạotạobởibởi hai gưgơngươngphẳng. GƯƠNG CẦU LỒI GƯƠNG PHẲNG
- I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi Kết luận: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây: 1. Là ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn. 2. Ảnh nhỏ hơn vật.
- II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi Thí nghiệm: Đặt một gương phẳng thẳng đứng trước mặt như hình 6.2. Hãy xác định bề rộng vùng nhìn thấy . Sau đó thay gương phẳng bằng gương cầu lồi có cùng kích thước và dặt đúng vị trí của gương phẳng (hình 7.3).Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
- Thí nghiệm: GươngGương phẳngcầu lồi
- II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi Thí nghiệm: So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương C2 Kết luận: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
- III. Vận dụng Trên ô tô, xe máy, người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để C3 quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
- III. Vận dụng Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, vì vậy C3 giúp cho người lái xe quan sát được khoảng rộng hơn phía sau.
- III. Vận dụng Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương C4 cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?
- III. Vận dụng C4
- III. Vận dụng Giúp cho người lái xe nhìn thấy trong gương cầu C4 lồi người, xe cộ bị vật cản che khuất, tránh được tai nạn.
- CỦNG CỐ BÀI GIẢNG
- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ Học thuộc phần ghi nhớ trang 21.sgk. Làm bài tập 7.1 đến 7.3 trong SBT. Chuẩn bị bài 8: “ Gương cầu lõm”
- Mua đồ
- Trở về
- Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có tính chất: Ảnh ảo, bé hơn vật Trở về
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước Rộng hơn Trở về
- Hiện tượng ánh sáng khi gặp gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định Hiện tượng phản xạ ánh sáng Trở về