Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Ôn tập phần Âm học

ppt 26 trang buihaixuan21 5180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Ôn tập phần Âm học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_7_chu_de_on_tap_phan_am_hoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Ôn tập phần Âm học

  1. BUỔI 4: ÂM HỌC
  2. I. Một số kiến thức cơ bản 1. Nguồn âm: - Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Đặc điểm chung của nguồn âm là dao động. - Dao động là sự chuyển động qua lại tại vị trí cân bằng của vật 2. Độ cao của âm: - Số dao động trong một dây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hz). - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi vật dao động càng nhanh tức là tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi vật dao động càng chậm tức là tần số dao động càng nhỏ.
  3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạ âm, siêu âm và khả năng nghe của tai con người? A. Tai con người có thể nghe được các âm có tần số từ 20Hz đến 20 000Hz. B. Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm. C. Những âm có tần số trên 20 000Hz gọi là siêu âm. D. Tai con người có thể nghe bất kì loại âm nào, không phụ thuộc vào tần số của âm.
  4. 3. Độ to của âm - Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ giao động. - Biên độ dao động càng lớn âm càng to. - Biên độ dao động càng nhỏ âm càng nhỏ. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). - Trong một giới hạn nhất định, khi độ to của âm càng lớn thì ta nghe âm càng rõ, tuy nhiên khi độ to của âm vào khoảng 70dB và thời gian kéo dài thì âm thanh ta nghe được không còn êm ái, dễ chịu nữa. - Khi độ to của âm lên đến 130dB trở lên, âm thanh làm cho tai nhức nhối, khó chịu và thậm chí có thể làm điếc tai. Người ta gọi độ to của âm ở mức 130dB là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.
  5. II. BÀI TẬP Bài tập 1: Khi đánh trống, người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát sao cho thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn. Dựa vào kiến thức vật lí đã học, hãy giải thích tại sao? Hướng dẫn: Khi đánh trống, người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát sao cho thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn nên mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh. Nếu khi đánh trống mà để dùi trống tiếp xúc lâu với mặt trống thì mặt trống không dao động được nên không phát ra âm, thưc chất ta chỉ nghe thấy một tiếng “bụp” khi dùi trống chạm mặt trống chứ không thể nghe được âm vang của tiếng trống.
  6. Bài tập 2: Các nhà khoa học cho biết, phần lớn các loại côn trùng không có các cơ quan đặc biệt để phát ra âm, nhưng khi bay một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong vẫn tạo ra những tiếng vo ve. Hãy giải thích tại sao? Hướng dẫn Nguyên nhân chính là khi bay các côn trùng đã vẫy những đôi cánh nhỏ của chúng (những đôi cánh nhỏ đó đóng vai trò là màng dao động ) rất nhanh (hàng mấy trăm lần trong một giây) nên tần số dao động lớn, và do đó phát ra âm thanh.
  7. Bài tập 3: Một vật thực hiện dao động, quan sát thấy cứ trong 12 giây, nó thực hiện được 96 dao động. Hỏi tần số dao động của vật ấy là bao nhiêu? Hướng dẫn Ta biết tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây. 96 Vậy tần số dao động của vật là : f==8( Hz ) 12
  8. Bài tập 4: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động. Hỏi dao động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai con người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao? Hướng dẫn Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động, vậy tần số dao động của lá thép là: 6000 = 300(Hz) 20 Lá thép dao động phát ra âm thanh. Vì tần số dao động của lá thép là 300Hz (trong khoảng từ 20Hz đến 20 000 Hz) nên tai con người có thể cảm nhận được.
  9. Bài tập 5: Tìm hiểu và giải thích vì sao tai con người có thể nghe được những âm thanh to nhỏ khác nhau? Hướng dẫn Tai ta nghe được âm thanh vì âm phát ra từ các vật dao động xung quanh đã truyền qua không khí, đến tai ta làm màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền và khuếch đại (tức là làm cho nó lớn lên) ở bộ phận bên trong tai, tạo nên tín hiệu truyền lên não, giúp ta cảm nhận được âm thanh. - Khi màng nhĩ rung động yếu, ta nghe thấy âm nhỏ. - Khi màng nhĩ rung động mạnh, ta nghe thấy âm to.
  10. Bài tập 6: Dân gian có câu: “thùng rỗng kêu to”. Điều này có đúng về mặt kiến thức vật lí không? Hãy cho biết ý kiến của em. Hướng dẫn: Câu nói “thùng rỗng kêu to” thường dùng để châm biếm những người làm việc thì chẳng ra gì, nhưng nói khoe khoang thành tích thì giỏi. Về mặt kiến thức vật lí câu nói trên rất đúng: Khi gõ vào chiếc thùng rỗng bên trong, phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm thanh lớn.
  11. Bài tập 7: Đàn bầu chỉ có một dây, tại sao người nghệ sĩ khi đánh đàn vẫn tạo ra được âm thanh khác nhau? Hướng dẫn Khi gãy đàn người nghệ sĩ đã uốn cần đàn khác nhau để tạo ra dao động khác nhau đồng thời với việc ltạo ra lực gãy mạnh, yếu khác nhau nên phát ra âm thanh khác nhau.
  12. III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu? A. Từ cái núm chỉnh âm thanh. B. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh. C. Từ màng loa đang dao động. D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài. Chú ý: Bộ phận nào của vật dao động thì chính bộ phận đó phát ra âm
  13. Câu 2: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 5 000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. 20Hz . B. 5 000Hz . C. 250 Hz . D. 10 000Hz. Số dao động trong một dây gọi là tần số. Nên tần số f của lá thép là: 5000 f==250( Hz ) 20
  14. Câu 3: Khi bạn Tín nói thầm và tai bạn Na, bộ phận nào dao động phát ra âm? A. Màng nhĩ của bạn Na B. Khí quản của bạn Tín C. Lớp không khí giữa hai bạn D. Dây âm thanh của bạn Tín
  15. Câu 4: Câu 130: Chọn câu trả lời đúng A. Con người có thể tạo ra nguồn âm từ những bộ phận của cơ thể B. Nguồn âm của con ong là do miệng con ong phát ra C. Con rắn không thể tạo ra nguồn âm D. Con vẹt phát ra được tiếng kêu là do mỏ nó cong - Khi ta huýt sáo, miệng của ta có thể phát ra âm thanh - Nguồn âm của con ong là do cánh của nó phát ra - Rắn đuôi chuông có thể phát ra âm thanh từ đuôi của nó - Con vẹt phát ra được tiếng kêu không phải là do mỏ nó cong mà do cấu tạo khoang miệng của nó
  16. Câu 5. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào không được coi là dao động? A. Xe ô tô đang chạy trên đường. B. Một người ngồi trên võng đu đưa. C. Chuyển động của quả lắc đồng hồ. D. Chuyển động của 2 nhánh âm thoa khi ta gõ vào nó. Chú ý: Dao động là sự chuyển động qua lại tại vị trí cân bằng của vật.
  17. Câu 6: Một vật thực hiện dao động với tần số 20 Hz. Hỏi trong 2 phút, vật đó thực hiện được bao nhiêu dao động? A. 40 dao động B. 20 dao động C. 2000 dao động D. 2400 dao động Số dao động vật thực hiện được trong 2 phút tức 120 giây là: 1200.20 = 24000 (dao động)
  18. Câu 7: Trong 4s, một lá thép dao động được 120 lần. Thông tin nào dưới đây là đúng? A. Tần số dao động của lá thép là 480 Hz. B. Tai người có thể nghe được âm do lá thép phát ra. C. Âm do lá thép phát ra là siêu âm. D. Âm do lá thép phát ra là hạ âm. 120 Chú ý: Tần số dao động của lá thép là: = 24(Hz ) 5 Mà tai con người có thể nghe được các âm có tần số từ 20Hz đến 20 000Hz.
  19. 8 .Trong những đơn vị sau, đơn vị nào có thể dùng làm đơn vị đo biên độ dao động? A. Mét trên giây (m/s) B. Héc (Hz) C. Milimet (mm) D. Đêxiben (dB) Chú ý: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ giao động tức là khoảng cách lớn nhất so với vị trí cân bằng nên nó chính là đoạn thẳng. Do đó được đo bằng đơn vị độ dài.
  20. IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài 1: Các trọng tài bóng đá thường dùng loại còi bên trong có một viên bi nhỏ, khi thổi tiếng còi phát ra rất to. Hãy giải thích vì sao có thể tạo ra được âm thanh như thế?
  21. Bài 2: Hai nguồn âm lần lượt thực hiện được 6300 dao động trong thời gian 1,5 phút và 1200 dao động trong 2 phút. Hỏi âm do nguồn nào phát ra cao hơn? Tại sao? Tần số dao động của hai nguồn âm lần lượt là: 6300 7200 f==70( Hz ) f==60( Hz ) 1 1,5.60 2 2.60 Ta thấy f1 > f2 nên tần số dao động của nguồn âm thứ nhất lớn hơn tần số dao động của nguồn âm thứ hai. Do đó âm do nguồn âm thứ nhất phát ra cao hơn âm do nguồn âm thứ hai phát ra.
  22. Bài 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của âm phát ra khi gảy dây đàn ghita? Hãy giải thích? A. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to. B. Động tác bấm phím ở cac vị trí khác nhau cho phép làm thay đổi tần số dao động của dây đàn và do đó thay đổi được độ cao của âm. C. Động tác bấm phím ở cac vị trí khác nhau cho phép làm thay đổi tần số dao động của dây đàn và do đó thay đổi được độ cao của âm. D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng.
  23. Bài 1: Khi thổi còi, nhờ có luồng khí xoáy bên trong còi mà viên bi bên trong chuyển động, sự dao động luồng khí bên trong càng mạnh, kết hợp với sự thay đổi áp suất bên trong của nó, chính nguyên nhân này đã tạo ra âm thanh lanh lảnh rất to. Bài 2: Tần số dao động của hai nguồn âm lần lượt là: 6300 7200 f1 ==70( Hz ) f==60( Hz ) 1,5.60 2 2.60 Ta thấy f1 > f2 nên tần số dao động của nguồn âm thứ nhất lớn hơn tần số dao động của nguồn âm thứ hai. Do đó âm do nguồn âm thứ nhất phát ra cao hơn âm do nguồn âm thứ hai phát ra.
  24. Bài 3: - Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to. - Động tác bấm phím ở cac vị trí khác nhau cho phép làm thay đổi tần số dao động của dây đàn và do đó thay đổi được độ cao của âm. - Động tác bấm phím ở cac vị trí khác nhau cho phép làm thay đổi tần số dao động của dây đàn và do đó thay đổi được độ cao của âm. ⇒ Chọn đáp án D.