Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 19+20: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên

pptx 23 trang buihaixuan21 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 19+20: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_8_bai_1920_cac_chat_duoc_cau_tao_nhu_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 19+20: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên

  1. ➢ Các chất được cấu tạo như thế nào? ➢ Nhiệt năng là gì? Có mấy cách truyền nhiệt CHƯƠNG II: năng? NHIỆT HỌC ➢ Nhiệt lượng là gì? Xác định nhiệt lượng như thế nào? ➢ Một trong những định luật tổng quát của tự nhiên là định luật nào?
  2. A. Các chất được cấu tạo như thế nào? Chủ đề : B. Nguyên tử, phân tử CẤU TẠO chuyển động hay đứng yên? CÁC CHẤT
  3. A. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
  4. Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước. 3 3 Vrượu = 50cm Vnước = 50cm 3 Vrượu + Vnước = 100cm 100 100 ? Ta sẽ thu được hỗn hợp rượu và 80 80 nước có thể tích 60 60 bằng bao nhiêu? 40 40 rượu nước 20 20 0 0
  5. Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước Vậy khoảng 5cm3 hỗn hợp còn lại đã biến đi đâu? 100 100 Ta không thu được 100cm3 hỗn hợp rượu 80 80 và nước mà chỉ thu 60 60 được khoảng 95cm3 ! 40 40 20 20 0 0
  6. A. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? 1. Cách đây hơn hai nghìn năm người ta đã nghĩ rằng mọi vật được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. 2. Nhưng mãi cho đến đầu thế kỉ XX mới chứng minh được điều này. 3. Những hạt riêng biệt này được gọi là nguyên tử, phân tử. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. Vì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé, nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối!
  7. A. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? Để quan sát nguyên tử và phân tử, người ta dùng kính hiển vi hiện đại.
  8. I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? a b Ảnh chụp các nguyên tử silic Ảnh chụp các nguyên tử sắt qua kính hiển vi hiện đại qua kính hiển vi hiện đại
  9. A. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1. Thí nghiệm mô hình Gạo Dụng cụ: Đỗ - Một bình chia độ đựng 50cm3 gạo. 100 100 - Một bình chia độ đựng 50cm3 đỗ. 80 80 Tiến hành thí nghiệm: 60 60 Đổ 50cm3 gạo vào 50cm3 đỗ rồi 40 40 lắc nhẹ không để rơi vãi ra ngoài. 20 20 0 0
  10. A. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1. Thí nghiệm mô hình Hỗn hợp đỗ và gạo nhỏ hơn 100cm3. Vì giữa các hạt đỗ có khoảng cách nên khi đổ gạo vào đỗ, các hạt gạo đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp trên thực tế nhỏ hơn tổng thể tích của đỗ và gạo trên lý thuyết.
  11. II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1. Thí nghiệm mô hình 2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách * Giải thích: Giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích hỗn hợp rượu và nước giảm so với lí thuyết. Kết luận: Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
  12. II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? Hãy giải thích các hiện tượng sau: ?: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên đường tan và nước có vị ngọt? Vì: Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường nên ta thấy có vị ngọt.
  13. B. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? Hãy tưởng tượng giữa sân có quả bóng khổng lồ và có rất nhiều học sinh xô đẩy quả bóng từ mọi phía. Do những xô đẩy này không cân bằng nên quả bóng lúc bay lên khi rơi xuống, lúc sang trái, khi sang phải.
  14. NỘI DUNG  Thí nghiệm Bơ-rao Nước Hạt phấn hoa
  15. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-rao
  16. Thí nghiệm Bơ-rao • Quan sát các hạt phấn hoa trong nước ta thấy: Chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. => Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
  17. Chuyển động của hạt phấn hoa trong nước nóng và nước lạnh Nước nóng Nước lạnh
  18. • Khi nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
  19. III. Vận dụng ?1: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước. Vì: Các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
  20. C3 (T70 - SGK): Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? ⚫ trả lời: Vì khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường làm cho nước thấy vị ngọt.
  21. ?2. Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều? Giải thích: trong nước có không khí là do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía và chuyển động đi xuống nước và xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước