Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt - Nguyễn Văn Thường

ppt 45 trang buihaixuan21 7770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt - Nguyễn Văn Thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_8_chu_de_cac_hinh_thuc_truyen_nhiet_ngu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt - Nguyễn Văn Thường

  1. CHƯƠNG II NHIỆT HỌC BÀI 22+23
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Nhiệt năng của một vật là gì? Nhiệt năng có mối quan hệ như thế nào với nhiệt độ? - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn (và ngược lại) 2 Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? mỗi cách nêu 1 ví dụ? - Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật: thực hiện công và truyền nhiệt.
  3. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng cách truyền nhiệt. Sự truyền nhiệt đó được thực hiện như thế nào?
  4. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT 1. DẪN NHIỆT CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT 2. ĐỐI LƯU 3. BỨC XẠ NHIỆT - Dẫn nhiệt là gì? Đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì? - So sánh khả năng dẫn nhiệt giữa các chất? - Ứng dụng giải thích một số hiện tượng trong thực tế?
  5. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT 1. Dẫn nhiệt là gì? a. Thí nghiệm:
  6. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT 1. Dẫn nhiệt là gì? b. Trả lời câu hỏi: C1: Các đinh rơi xuống theo thứ tự như thế nào? Theo thứ tự từ a đến b, c, d và e. C2: Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì? Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.
  7. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT 1. Dẫn nhiệt là gì? b. Trả lời câu hỏi: C3. Dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanhđồng AB. Nhiệt được truyền dần từ đầu A đến đầu B của thanh đồng
  8. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT 1. Dẫn nhiệt là gì? c. Kết luận: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.(Dẫn nhiệt là một hình thức truyền nhiệt)
  9. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT 1. Dẫn nhiệt là gì? 2. Tính dẫn nhiệt của các chất: Thí nghiệm 1
  10. Đồng Nhôm Thuỷ tinh Pla y Hình 22.2
  11. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT 1. Dẫn nhiệt là gì? 2. Tính dẫn nhiệt của các chất: C4: Cây đinh trên thanh nào rơi xuống đầu tiên, cây đinh nào rơi xuống cuối cùng? Cây đinh trên thanh đồng rơi xuống đầu tiên, thanh thủy tinh rơi xuống cuối cùng.
  12. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT 1. Dẫn nhiệt là gì? 2. Tính dẫn nhiệt của các chất: C5: Điều đó chứng tỏ điều gì? Nhiệt năng đã truyền từ ngọn đèn sang thanh đồng nhanh hơn thanh thủy tinh Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất * Kết luận: Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất
  13. Thí nghiệm 2 C6: Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng? Hình 22.3 Khi ấy cục sáp không nóng chảy, chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém. Play
  14. Thí nghiệm 3 C7: Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ đó rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí? Khi ấy cục sáp không nóng chảy, chứng tỏ chất khí dẫn nhiệt kém. Hình 22.4 Play
  15. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT 1. Dẫn nhiệt là gì? 2. Tính dẫn nhiệt của các chất: Kết luận: - Các chất khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn hơn chất lỏng và chất khí. - Trong chất rắn, Kim loại dẫn nhiệt tốtnhất .
  16. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT Nếu coi khả năng dẫn nhiệt của không khí là 1 thì khả năng dẫn nhiệt của một số chất ở bảng sau: Chất Khả năng Chất Khả năng dẫn nhiệt dẫn nhiệt Len 2 Nước đá 88 Gỗ 7 Thép 2 860 Nước 25 Nhôm 8 770 Thủy tinh 44 Đồng 17 370 Đất 65 Bạc 17 720
  17. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT II - SỰ ĐỐI LƯU Sự đối lưu là gì? Đối lưu chủ yếu xảy ra ở môi trường nào?
  18. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT II - SỰ ĐỐI LƯU Quan sát thí nghiệm (hình 23.2). trả lời C1 và C2 C1: Nước màu di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống C2: Nước nóng có trọng lượng riêng nhỏ hơn nên nổi lên trên, nước lạnh ở trên có trọng lượng riêng lớn hơn => chìm xuống dưới Hình 23.2
  19. C4: Khi đốt nến, không khí ở quanh ngọn nến nóng lên, di chuyển lên trên, dòng không khí lạnh ở bên kia tấm bìa theo khe hở sang phía ngọn nến kéo theo cả khói hương
  20. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT II - SỰ ĐỐI LƯU Kết luận: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất (Đối lưu là một hình thức truyền nhiệt). Chủ yếu ở môi trường: chất lỏng và chất khí.
  21. C5: Tại sao muốn đun nóng chất khí và chất lỏng phải đun từ phía dưới lên ? Phải đun nóng từ phía dưới để phần nước (khí ) ở phía dưới nóng lên, nở ra, nhẹ đi và đi lên phía trên, phần nước(khí) ở phía dưới nặng nên đi xuống phía dưới. Cứ thế tạo thành dòng đối lưu. C6: Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không ? Tại sao ? Không, vì trong chân không không có vật chất, ở chất rắn thì các phân tử nguyên tử không chuyển động hỗn độn nên không thể tạo thành các dòng đối lưu
  22. Tủ lạnh ngăn đá trên sử dụng hệ thống làm lạnh đơn gồm 1 quạt thổi gió đặt tại ngăn đông đá. Bên cạnh đó, tủ áp dụng nguyên tắc làm lạnh đối lưu không khí, luồng khí lạnh sẽ luân chuyển từ nơi có nhiệt độ thấp đến cao
  23. Sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu.
  24. Ống thông gió tròn đặt trên mái nhà để tạo sự đối lưu không khí.
  25. Vòi rồng do hiện tượng đối lưu tạo ra Sức tàn pha của vòi rồng xảy ra tại Mỹ
  26. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT II - SỰ ĐỐI LƯU III – BỨC XẠ NHIỆT Bức xạ nhiệt là gì? Bức xạ nhiệt xảy ra ở môi trường nào?
  27. Phần lớn khoảng không gian giữa Trái Đất và Mặt Trời là chân không. Nhưng sự dẫn nhiệt và đối lưu không thể diễn ra trong chân không. Vậy nhiệt năng của Mặt Trời có thể truyền đến Trái Đất bằng cách nào?
  28. Hãy quan sát thí nghiệm Mô tả hiện tượng xảy ra với giọt nước màu? A B Play Hà duy chung
  29. C7: Giọt nước màudịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì ? C8: Giọt nước màudịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng gì? C9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu hay không?
  30. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT II - SỰ ĐỐI LƯU III – BỨC XẠ NHIỆT Kết luận: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng(Bức xạ nhiệt là một hình thức truyền nhiệt). Bức xạ nhiệt xảy ra ở môi trường chất khí, lỏng và cả môi trường chân không
  31. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT 1. DẪN NHIỆT CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT 2. ĐỐI LƯU 3. BỨC XẠ NHIỆT
  32. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I - SỰ DẪN NHIỆT II - SỰ ĐỐI LƯU III – BỨC XẠ NHIỆT IV – VẬN DỤNG C8 tr78: Tìm ba ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt. -Đun nóng đầu thanh kim loại, lát sau đầu kia cũng nóng lên -Rót nước sôi vào ly, một lúc sau ly nóng lên -Đun nóng phía dưới ấm chứa nước, lát sau nước trong ấm cũng nóng lên.
  33. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT C9-tr78: Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ? * Trả lời: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu thì thức ăn nhanh chín, còn sứ dẫn nhiệt kém nên khi đựng thức ăn ta cầm tay vào không bị nóng và thức ăn lâu nguội.
  34. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT C10-tr78. Mùa đông ta thường mặc nhiều áo ấm để làm gì? * Trả lời : Vì tạo ra nhiều lớp không khí ở giữa các lớp áo mỏng ,mà không khí thì dẫn nhiệt kém nên hạn chế truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường
  35. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT C11-tr 78. Tại sao vào màu đông chim thường hay xù lông? Vì mùa đông chim xù lông với mục đích là tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lớp lông.
  36. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT C12-tr78: Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày nắng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng? * Trả lời: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng.
  37. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT C10-tr82: Tại sao trong thí nghiệm hình 23.4 bình chứa không khí lại được phủ muội đen? C11-tr82: Tại sao vào mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
  38. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT C12-tr82: Chân Chất Rắn Lỏng Khí không Hình Đối lưu và Dẫn nhiệt Đối lưu thức bức xạ nhiệt Bức xạ nhiệt truyền nhiệt
  39. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng. Tại các nước lạnh, vào mùa đông có thể sử dụng các tia nhiệt của mặt trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính.
  40. Chủ đề: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
  41. * Phích (bình thuỷ) là một bình thuỷ tinh hai lớp. Giữa hai lớp thuỷ tinh này là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Hai mặt đối diện của hai lớp thuỷ tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. Phích được đậy nút thật kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài. Nhờ đó mà phích giữ được nước nóng lâu dài
  42. Câu 1: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây cách nào là đúng? a. Đồng, nước, thủy ngân, không khí. bb. Đồng, thủy ngân, nước, không khí. c. Thủy ngân, đồng, nước, không khí. d. Không khí, nước, thủy ngân, đồng.
  43. Câu 2: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? a. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. b. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn c.c Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn d. Cả 3 câu trên đều đúng.
  44. DẶN DÒ