Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Nguyễn Ngọc Trà My

pptx 26 trang phanha23b 6410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Nguyễn Ngọc Trà My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_9_bai_24_tu_truong_cua_ong_day_co_dong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Nguyễn Ngọc Trà My

  1. PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG THCS TÂN HÒA Môn : Vật lý 9 Giáo viên dạy: Nguyễn Ngọc Trà My
  2. KIỂM TRA MIỆNG Câu 1: Trình bày cách tạo ra từ phổ? Vẽ đường sức từ biểu diễn từ trường của nam châm thẳng? Câu 2: Bài mới chúng ta nghiên cứu vấn đề gì?
  3. KIỂM TRA MIỆNG Trả lời: Câu 1: Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường rồi gõ nhẹ. - Vẽ đường sức từ S S N Câu 2: Bài mới chúng ta tìm hiểu về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
  4. Chúng ta đã biết: “Từ phổ và các đường sức từ” biểu diễn từ trường của thanh nam châm thẳng. Vậy “từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua” có điểm gì khác với “từ trường của thanh nam châm thẳng” không?
  5. BÀI 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA I. TỪ PHỔ, ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA: 1) Thí nghiệm Rắc đều một lớp mạt sắt trên tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua. Rồi gõ nhẹ tấm nhựa
  6. • Làm thí nghiệm theo nhóm - So sánh với từ phổ của thanh nam châm và từ phổ vừa tạo thành của ống dây có dòng điện chạy qua có gì giống nhau, khác nhau? - Vẽ một vài đường sức từ của ống dây ngay trên tấm nhựa
  7. C1: So sánh với từ phổ của thanh nam châm và từ phổ vừa tạo thành của ống dây có dòng điện chạy qua có gì giống nhau, khác nhau? * Giống nhau: Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài nam châm giống nhau. * Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt sắp xếp gần như song song với nhau.
  8. C2: Nhận xét về hình dạng của các đường sức từ? Hình dạng đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín.
  9. I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua 1. Thí nghiệm: Cho nhận xét về chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây so với chiều các đường sức từ ở hai cực của nam châm?
  10. I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua 1. Thí nghiệm: ^ ^ ^ ^ Nhận xét: Giống như thanh nam châm, tại 2 đầu ống dây , các đường sức từ cũng có chiều đi vào một đầu (cực Nam) và đi ra từ đầu kia (cực Bắc)
  11. 1) Thí nghiệm 2) Kết luận : a) Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm(1) giống nhau .Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ, được sắp xếp gần như (2) song song với nhau. b) Đường sức từ của ống dây là những đường(3) .cong khép kín. c) Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng (4) đi vào một đầu và cùng (5) đi ra ở đầu kia.
  12. II. QUY TẮC NẮM TAY PHẢI: 1) Chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đổi chiều dòng điện qua ống dây? I - + 6V
  13. II. QUY TẮC NẮM TAY PHẢI: 2) Quy tắc nắm tay phải : Phát biểu : Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều các đường sức từ trong lòng ống dây
  14. Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây
  15. Nắm bàn tay phải - Sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây - Ngón tay cái choãi ra chỉ chiều các đường sức từ trong lòng ống dây N S Chiều đường sức từ
  16. A B Chiều đường sức từ N S Chiều dòng điện
  17. III. VẬN DỤNG S A Chiều dòng Chiều đường sức từ sức đường Chiều điện B N
  18. III. VẬN DỤNG C5: Trên hình vẽ có một kim nam châm bị vẽ sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào và vẽ lại cho đúng. Dùng qui tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
  19. Theo em ống dây sẽ hút hay đẩy thanh nam châm? P Q S N S A B
  20. Tổng kết:
  21. Tổng kết: 1. Hãy ghép nối các câu sau: A. Từ phổ là 1. phụ thuộc vào chiều của B. Chỗ nào đường sức từ dòng điện chạy qua các dày thì vòng dây. C. Hai đầu ống dây có dòng 2. từ trường mạnh, chỗ nào điện chạy qua thưa thì từ trường yếu D. Chiều đường sức từ của 3. hình ảnh cụ thể về các ống dây đường sức từ. 4. cũng là hai từ cực
  22. Tổng kết 2. Quy tắc NẮM TAY PHẢI dùng để làm gì? A.Xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng. B. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn có hình dạng bất kì C. Xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
  23. Tổng kết: 3. Chọn câu sai A.Hai đầu của ống dây cũng là hai từ cực. B.Đường sức từ của ống dây là những đường cong không khép kín. C.Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ được sắp xếp gần như song song với nhau. D.Tại hai đầu của ống dây, các đường sức từ cũng có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
  24. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP • ĐỐI VỚI BÀI HỌC Ở TIẾT NÀY: - Học ghi nhớ SGK và vận dụng quy tắc nắm tay phải vào bài tập - Làm các bài tập từ bài 24.1 đến bài 24.5 SBT trang 29, 30 • ĐỐI VỚI BÀI HỌC Ở TIẾT SAU: - Xem trước bài “Sự nhiễm từ của sắt thép-nam châm điện” + Sự nhiễm từ của sắt thép + Cấu tạo của nam châm điện