Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Chủ đề 10: Điện từ học - Bài 46: Từ trường - Sơn Thái An

pptx 30 trang phanha23b 24/03/2022 5251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Chủ đề 10: Điện từ học - Bài 46: Từ trường - Sơn Thái An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_9_chu_de_10_dien_tu_hoc_bai_46_tu_truon.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Chủ đề 10: Điện từ học - Bài 46: Từ trường - Sơn Thái An

  1. KHTN 9 - VNEN Chủ đề 10. ĐIỆN TỪ HỌC BÀI 46. TỪ TRƯỜNG 4 tiết Người soạn: Sơn Thái An thaian79ah2@gmail.com
  2. Nội dung chủ đề gồm các nội dung A. Hoạt động khởi động B. Hình thành kiến thức C. Luyện tập D. Vận dụng E. Tự học mở rộng kiến thức:
  3. HS học từ nội dung B. HÌNH THÀNH A. KHỞI ĐỘNG KIẾN THỨC C. LUYỆN TẬP D. VẬN DỤNG E. TÌM TÒI MỞ RỘNG
  4. Phần 1. Khởi động Đọc thông tin mục A. trong sách HDH KHTN9 và dự đoán câu trả lời ghi vào vở
  5. B. Hình thành kiến thức I. TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM VÀ TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM 1. Từ tính của nam châm Các dạng nam châm
  6. Nhận xét: Nam châm hút sắt, thép và các vật liệu từ khác Hình 21.1 Nhận xét: Nam châm tự do khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam – Bắc. Một cực của nam châm luôn chỉ về hướng Bắc gọi là cực từ Bắc, cực còn lại của nam châm luôn chỉ về hướng Nam gọi là cực từ Nam.
  7. 2. Tương tác giữa hai nam châm Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu hai cực khác tên, đẩy nhau, nếu các cực từ cùng tên.
  8. II. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG 1. Tác dụng từ của cuộn dây có dòng điện chạy qua Xem clip TN . HS truy cập vào Cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng như một nam châm (trở thành một nam châm) 2. Tác dụng từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua Xem clip TN . HS truy cập vào: Dòng điện chạy qua một dây dẫn có hình dạng bất kì tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.
  9. 3. Từ trường Kết luận:(Hãy hoàn thành kết luận sau) + Tại mọi vị trí xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm, kim nam châm đều chịu tác dụng của lực từ Như vậy, không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng của lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường. + Tại mỗi vị trí trong từ trường của nam châm hoặc ,dòng điện kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định. ĐÁP ÁN
  10. III. TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ 1. Từ phổ Xem clip TN . HS truy cập vào: + Hình ảnh từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường + Các mạt sắt sắp xếp thành các đường cong đi từ cực này đến cực kia + Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, mạt sắt thưa từ trường yếu.
  11. 2. Đường sức từ Xem clip TN . HS truy cập vào: Các nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ. Cực Nam của kim nam châm này nối với cực Bắc của kim nam châm kia. Bên ngoài nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của nam châm.
  12. IV. TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA a. Phần từ phổ bên ngòai ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài của thanh nam châm giống nhau. Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ, được sắp sếp gần như song song với nhau. b. Đường sức từ của ống dây là những đường cong khép kín. c. Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây các đường sức từ có chiều đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
  13. IV. QUY TẮC NẮM TAY PHẢI
  14. Ngón cái chỉ chiều đường sức từ đi ra là cực Bắc, cực có các đường sức từ S N đi vào là từ cực Nam. N S
  15. C. Luyện tập Đáp án. 1. 2. Chọn C 3. Hình D.
  16. 4 5. Không gian đó có từ trường 6. Bên trong khoảng giữa hai từ cực các đường sức từ song song nhau
  17. 7. Chọn C. 8.
  18. D. Vận dụng
  19. E. Tìm tòi mở rộng kiến thức Xem sách HDH KHTN 9 Những đều cần biết về từ trường ?
  20. Nhờ sự chuyển động mạnh của các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất mà làm cho Trái Đất như một nam châm khổng lồ có từ trường rất mạnh. Nhờ có từ trường này, trái đất đã tạo nên một lớp rào chắn bảo vệ chống lại bão mặt trời
  21. Nếu không có lớp từ trường này Trái đất sẽ phải “hứng chịu” các hạt mang điện có hại mà Mặt trời không ngừng phát ra và sự sống sẽ không thể tồn tại được nữa.
  22. E. Tìm tòi mở rộng kiến thức Xem sách HDH KHTN 9 Những đều cần biết về từ trường ? Từ trường được sớm ứng dụng trong y học và phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, dược học mà thành tựu tiêu biểu là kỹ thuật ghi hình ảnh bằng cộng hưởng từ Chữa bệnh bằng từ trường đã góp phần làm phong phú ngành vật lý trị liệu - phục hồi chức nǎng của con người.
  23. - Từ trường giuùp giảm đau. -Từ trường sẽ điều chỉnh dòng calci chức năng tế bào. -Từ trường cũng tác động đến các hormon, các enzym, ảnh hưởng tới các yếu tố tái tạo, tăng trưởng tế bào thần kinh. - Người ta dùng từ trường tái tạo, phát triển các tế bào thần kinh, hồi phục lại chức năng tủy sống.
  24. Camera nội soi có kích thước không lớn hơn viên kẹo, bệnh nhân nuốt nó và các bác sĩ sẽ điều khiển chuyển động của nó bằng từ trường
  25. Từ trường Trái Đất cũng là mối hiểm họa gây diệt chủng
  26. *Ngày nay theo nhiều nghiên cứu đáng tin tưởng cho thấy ô nhiễm điện từ trường là một trong những nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng: Nhức đầu Mất ngủ Mệt mỏi mãn tính Trầm cảm Huyết áp thay đổi thất thường hay huyết áp cao Sự mẫn cảm ngoài da Ung thư máu ở trẻ em Sảy thai hay quái thai
  27. *ô nhiễm từ trường càng mạnh khi: Cường độ điện trường càng mạnh Tần cố càng cao Thời gian tác dụng càng dài Khoảng cách giữa nguồn nhiễu điện từ trường và đối tượng bị tác dụng càng ngắn. Tác hại của nhiễu điện từ trường
  28. Hạn chế tác hại của từ trường - Không nên ngủ gần các thiết bị điện, đặt biệt là các thiết bị có monitor - Giữ khoảng cách với đầu máy video ít nhất là 4,5 mét, - Không ngồi gần phiá sau hoặc bên cạnh màn hình vi tính Giữ khoảng cách vài mét đối với ti vi -Tránh sử dụng mền điện và máy sấy tóc