Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính hội tụ

pptx 18 trang phanha23b 24/03/2022 5080
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính hội tụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_9_chu_de_thau_kinh_hoi_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính hội tụ

  1. THẤU KÍNH HỘI TỤ CHÀO MỪNG CÁC BẬC PHỤ HUYNH VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC.
  2. 1. Đặc điểm của thấu kính hội tụ * Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa. * Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ: * Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự. Trên hình vẽ ta quy ước gọi: (Δ) là trục chính O là quang tâm F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.
  3. Có những cách nào để nhận biết một thấu kính hội tụ? Cách 1: Dựa vào chùm tia ló (là chùm hội tụ khi chiếu chùm tia tới song song theo phương vuông góc với mặt thấu kính). Cách 2: Dựa vào hình dạng của thấu kính (phần rìa mỏng hơn phần giữa).
  4. F O a) F O F’ b)
  5. Tiêu điểm Trục chính Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính
  6. F O F’ f f Tiêu cự là khoảng cách OF = OF’ = f
  7. Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ - Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm. O F’ F - Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. O F’ F - Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. O F’ F
  8. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi THẤU KÍNH HỘI TỤ Đặt vật ngoài khoảng Đặt vật trong khoảng tiêu cự (d > f) tiêu cự (d 2f f <d < 2f xa thấu kính * Ảnh ảo * Cùng chiều * Lớn hơn vật ảnh nhỏ hơn vật ảnh nhỏ ảnh to có vị trí d’ = f hơn vật hơn vật Ảnh thật ngược chiều so với vật
  9. CHÚ Ý - Một điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ, ở rất xa thấu kính cho ảnh nằm tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ - Vật vuông góc với trục chính cho ảnh cũng vuông góc với trục chính
  10. Cách dựng ảnh Dựng ảnh của một điểm sáng Dựng ảnh của một vật sáng (ngoài trục chính d > f) AB + A trục chính + AB ⊥ trục chính + Vẽ 2 tia tới đặc biệt → dựng 2 tia ló tương ứng + Dựng ảnh của điểm B. → giao điểm của 2 tia ló là ảnh + Từ B’ dựng B’A’ ⊥ trục của điểm sáng. chính
  11. ? 1: Trên hình 42 – 43.3 SBT có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 cho ảnh S’ của điểm sáng S. a. Vì sao em biết thấu kính đã cho là hội tụ? b. Bằng cách vẽ, hãy xác định điểm sáng S.
  12. ? 1: a) Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì chùm tia ló ra khỏi thấu kính cắt nhau tại ảnh S’ và S’ là ảnh thật. b) Xác định điểm sáng S bằng cách vẽ như hình 42-43.3a - Tia ló 1 đi qua tiêu điểm F’, vậy tia tới là tia đi song song với trục chính của thấu kính. Tia ló 2 là tia đi song song với trục chính, vậy tia tới là tia đi qua tiêu điểm của thấu kính. - Từ I vẽ tia song song với trục chính Δ. Nối K với F. Hai đường trên cắt nhau ở S, ta được điểm sáng S cần vẽ.
  13. ? 2: Thấu kính hội tụ có đặc diểm và tác dụng nào dưới đây. A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của mặt trời B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa không cho phép thu đc ảnh của mặt trời C. Có phần giữa dày hơn phần rìa cho phép thu được ảnh mặt trời D. Có phần giữa dày hơn phần rìa không cho phép thu đc ảnh của mặt trời
  14. ? 3: Chỉ ra câu sai: Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ: A. Loe rộng dần ra B. Thu nhỏ dần lại C. Bị thắt lại D. Gặp nhau tại một điểm. ? 4: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ qua tiêu điểm nếu: A. Tia tới đi quan quang tâm mà không trùng với trục chính B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính C. Tia tới song song trục chính D. Tia tới bất kì
  15. ? 5: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia đó ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu: A. Tia tới qua quang tâm mà không trùng với trục chính B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính C. Tia tới song song với trục chính D. Tia tới bất kì
  16. ? 6. Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng a. Thấu kính là một khối thủy tinh 1. Mọi tia sáng tới điểm này đều có hai mặt cầu hoặc truyền thẳng, không đổi hướng b. Có thể làm thấu kính bằng các vật 2. Đường thẳng vông góc với mặt liệu trong suốt như thấu kính mà một tia sáng truyền dọc theo đó sẽ không bị lệch hướng c. Trục chính của thấu kính là một 3. Thủy tinh, nhựa trong, nước, d. Quang tâm của một thấu kính là thạch anh, muối ăn, một điểm trong thấu kính mà 4. Một mặt cầu và một mặt phẳng