Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 27, Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt thép-Nam châm điện

pptx 43 trang phanha23b 24/03/2022 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 27, Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt thép-Nam châm điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_9_tiet_27_bai_25_su_nhiem_tu_cua_sat_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 27, Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt thép-Nam châm điện

  1. TRƯỜNG PTDTBT THCS NGUYỄN BÁ NGỌC
  2. NắmPhát bànbiểutayquyphảitắc, rồinắmđặttaysao phảicho bốn. Hãyngónxáctayđịnhhướngchiềutheocủachiều dòngđườngđiệnsứcquatừcáctrongvòngốngdâydâythìvàngóncác từtaycựccáicủachoãiốngradâychỉbiếtchiều củachiềuđườngmũisứctêntừlàtrongchiềulòngdòngốngđiệndây? .(theo hình sau). A B
  3. S N A B
  4. Một nam châm điện mạnh có thể hút được một xe tải nặng hàng chục tấn, trong khi đó chưa có một nam châm vĩnh cửu nào có được lực hút mạnh như thế. Vậy nam châm điện được tạo ra như thế nào và có gì lợi hơn so với nam châm vĩnh cửu?
  5. Tiết 27 - Bài 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN I. SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP
  6. I. SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP 1. Thí nghiệm: Tìm hiểu vai trò của lõi sắt non, lõi thép đối với ống dây có dòng điện chạy qua. Biến trở Các dây dẫn Ampe kế Nguồn điện Ống dây K Công tắc K Lõi thép Kim nam châm
  7. 1 - Đóng công tắc K cho dòng điện chạy qua ống dây. Quan sát góc lệch của nam châm so với phương ban đầu. 2 - Đặt lõi sắt non hoặc lõi thép vào trong lòng ống dây. Đóng công tắc K. Quan sát và cho nhận xét về góc lệch của nam châm so với trường hợp ống dây không có lõi sắt (thép). 3 - So sánh 2 góc lệch, so sánh từ tính của ống dây trong 2 trường hợp và rút ra kết luận. HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP 1
  8. K So sánh 2 góc lệch, so sánh từ tính của ống dây trong 2 trường hợp và rút ra kết luận. HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP 1
  9. K K Ống dây không có lõi thép (sắt non) Ống dây có lõi thép (sắt non) PHIẾU HỌC TẬP 1
  10. Tìm hiểu vai trò của lõi sắt non, lõi thép đối với ống dây có dòng điện chạy qua. Nhận xét: Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua. Nghiên cứu sự nhiễm từ của sắt non và thép.
  11. Nghiên cứu sự nhiễm từ của sắt non và thép. Bố trí thí nghiệm như hình. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra với đinh sắt trong các trường hợp sau: - Ống dây có lõi sắt non đang hút Lõi thép Lõi sắt non đinh. Ngắt công tắc K. - Ống dây có lõi lõi thép đang hút đinh. Ngắt công tắc K. A - Từ hiện tượng vừa quan sát được tiến hành hoàn thành phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP 2 THỜI GIAN
  12. Tìm hiểu vai trò của lõi sắt non, lõi thép đối với ống dây có dòng điện chạy qua. Nhận xét 1: Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua. Nghiên cứu sự nhiễm từ của sắt non và thép. Nhận xét 2: Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.
  13. 2. Kết luận: - Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện. - Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.
  14. II. NAM CHÂM ĐIỆN. - 1A - 22 Nam châm điện
  15. C2: Quan sát và chỉ ra các bộ phận của nam châm điện. Lõi sắt non Nam châm điện Ống dây 1A - 22 - Cấu tạo chính của nam châm điện gồm: ống dây dẫn trong có lõi sắt non.
  16. C2. Cho biết ý nghĩa của các con số khác nhau ghi trên ống dây - Các con số khác nhau (1000, 1500) ghi trên ống dây cho biết: Ống dây có thể được sử dụng với những số vòng dây khác nhau, tuỳ theo cách chọn để nối hai đầu ống dây với nguồn điện. - Dòng chữ (1A-22Ω) cho biết: ống dây được dùng với dòng điện tối đa là I = 1A và điện trở lớn nhất là R = 22Ω. * Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách nào ? Nhận xét: Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật, bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
  17. Muốn đảo chiều từ cực của nam châm điện thì làm như thế nào? Đảo chiều dòng điện đi qua ống dây của nam châm
  18. C3. So sánh các nam châm điện: a và b; c và d; b,d và e nam châm nào mạnh hơn? a. b. c. d. I = 1A I = 1A I = 1A I = 2A n = 250 n = 500 n = 300 n = 300 b. d. e. I = 1A I = 2A I = 2A n = 500 n = 300 n = 750
  19. C3. So sánh các nam châm điện: a và b; c và d; b,d và e nam châm nào mạnh hơn? a. b. c. d. I = 1A I = 1A I = 1A I = 2A n = 250 n = 500 n = 300 n = 300 b. d. e. I = 1A I = 2A I = 2A n = 500 n = 300 n = 750
  20. a) b) I = 1A I = 1A n = 250 n = 500 Vì cùng I nhưng b có số vòng dây nhiều hơn a
  21. c) d) I = 1A I = 2A n = 300 n = 300 Vì cùng số vòng dây nhưng d có I lớn hơn a
  22. b) d) e) I = 1A I = 2A I = 2A n = 500 n = 300 n = 750
  23. * Các biện pháp bảo vệ môi trường: - Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim có nhiều các bụi, vụn sắt, việc sử dụng các nam châm điện để thu gom bụi, vụn sắt làm sạch môi trường là một giải pháp hiệu quả.
  24. III. Vận dụng C4. Khi chạm mũi kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt. Giải thích vì sao? Trả lời: Khi chạm vào đầu thanh nam châm thì mũi kéo bị nhiễm từ và trở thành một nam châm. Mặt khác, kéo làm bằng thép nên sau khi không còn tiếp xúc với nam châm nữa nó vẫn giữ được từ tính lâu dài.
  25. III. Vận dụng C5. Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì làm thế nào? Đáp án: Muốn nam châm điện mất hết từ tính ta chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm.
  26. C6. Nam châm điện được tạo ra như thế nào, có gì lợi hơn so với nam châm vĩnh cửu? Lợi thế của nam châm điện: - Có thể chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây. - Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính. - Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.
  27. Một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống và kỹ thuật cần Cẩu điện Tàu điện chạy trên đệm Chuông báo động từ tiếp điểm T P mạch điện 1 S P mạch điện 2 chuông điện
  28. Pin Dùng dây dẫn có vỏ bọc cách điện quấn quanh một chiếc đinh sắt. Mắc hai đầu dây dẫn vào hai cực của một quả pin. Khi đó chiếc đinh có thể hút được sắt, thép và trở thành một nam châm điện.
  29. Đặt chiếc kim khâu dọc theo Pin chiếc đinh trên, sau vài phút kim NAM cũng trở thành một nam châm. Đặt miếng xốp nhỏ trên mặt nước rồi đặt kim này lên miếng BẮC xốp. Kim luôn định hướng theo phương Nam – Bắc.
  30. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1. Học bài theo SGK và vở ghi. 2. Xem trước nội dung bài 26: Ứng dụng của nam châm và tìm hiểu các nội dung sau: + Nguyên tắc hoạt động của loa điện. + Tìm hiểu hoạt động Rơle điện từ? 3. Bài tập về nhà: 25.1, 25.3 SBT
  31. Bài tập củng cố 1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự nhiễm từ của sắt ? A. Sắt đặt trong ống dây có dòng điện chạy qua, nó sẽ bị nhiễm từ. B. Khi lõi sắt trong ống dây đang bị nhiễm từ, nếu cắt dòng điện thì lõi sắt sẽ mất từ tính. C. Sự nhiễm từ của sắt được ứng dụng trong việc chế tạo nam châm điện. OD. Cả ba phát biểu trên.
  32. 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự nhiễm từ của thép ? OA. Khi đặt một lõi thép trong từ trường, lõi thép bị nhiễm từ. B. Trong cùng một điều kiện như nhau, thép nhiễm từ mạnh hơn sắt. C. Khi đã nhiễm từ, thép duy trì từ tính kém hơn sắt. D. Một đáp án khác.
  33. 1. Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua? A. Thanh thép bị nóng lên B. Thanh thép phát sáng C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây D. Thanh thép trở thành một nam châm
  34. 2. Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng ống dây dẫn có dòng điện 1 chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì: A. Cùng hướng B. Ngược hướng C. Vuông góc D. Tạo thành một góc 450
  35. 3. Có cách nào làm tăng từ lực của một nam châm điện? A. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặc vào hai đầu ống dây. D. Tăng đường kính và chiều dài ống dây
  36. 4. Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non. A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn sắt non B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẻ biến thành một nam châm vĩnh cửu C. Vì dùng lõi thép không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện. D. Vì dùng lõi thép thì lực từ giảm đi so với chưa có lõi.
  37. PHIẾU HỌC TẬP 1 Nhiệm Bố trí thí nghiệm như hình 25.1 vụ 1: Quan sát thí nghiệm và hoàn thành các nhận xét sau: *Khi có lõi sắt non (hoặc lõi thép), góc lệch của kim nam châm (so với phương ban đầu) lớn hơn khi không có lõi sắt non (hoặc lõi thép) trong lòng ống dây. *Từ tính của ống dây có lõi sắt non (hoặc lõi thép) mạnh hơn từ tính của ống dây không có lõi sắt non hoặc lõi thép). Kết luận 1: Lõi sắt non hoặc lõi thép làm táctăng dụng củatừ ống dây có dòng điện chạy qua.
  38. PHIẾU HỌC TẬP 2 Nhiệm vụ 2: Quan sát thí nghiệm hình 25.2 và hoàn thành các nhận xét sau: *Ống dây có lõi sắt non đang hút đinh sắt, khi ngắt công tắc ta thấy các đinh sắt rơi xuống * Ống dây có lõi thép đang hút đinh sắt, khi ngắt công tắc ta thấy các đinh sắt không rơi xuống Kết luận2: Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính, còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính