Bài thuyết trình Biện pháp giáo dục trẻ qua lời nói tích cực - Năm học 2020-2021 - Cao Hoàng Huy

pptx 18 trang Hải Phong 15/07/2023 2970
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Biện pháp giáo dục trẻ qua lời nói tích cực - Năm học 2020-2021 - Cao Hoàng Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_bien_phap_giao_duc_tre_qua_loi_noi_tich_cuc.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Biện pháp giáo dục trẻ qua lời nói tích cực - Năm học 2020-2021 - Cao Hoàng Huy

  1. Giáo dục trẻ qua lời nói tích cực - Là các biện pháp kỹ thuật không mang tính bạo lực, tôn trọng học sinh, cung cấp cho học sinh những thông tin biết để không vi phạm, chấp hành và ý thức tự giác. - Giúp cho các em sự tự tin khi đến trường học và rèn luyện. - Giáo dục trẻ qua lời nói tích cực là phương pháp giáo dục đạo đức giúp học sinh tiến bộ hơn trên cơ sở học sinh tự tìm, tự nhận ra và tự sửa chữa những khuyết điểm của mình.
  2. a. Thay đổi cách cư xử trong lớp: - Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nên gương, tìm hiểu nhằm khuyến khích học sinh có thái độ cư xử hành động tích cực. - Cần khen thưởng động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của học sinh. b. Làm gương trong cách cư xử: - Trẻ em luôn học và làm theo những gì các em thấy cuộc sống và những người xung quanh. Giáo viên cần phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh về tư cách đạo đức. - Nếu giáo viên cư xử với mọi người xung quanh một cách nhẹ nhàng, có lòng khoan dung, sự nhẫn nại thì học sinh cũng theo cách cư xử đó.
  3. a. Thay đổi cách cư xử trong lớp: - Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nên gương, tìm hiểu nhằm khuyến khích học sinh có thái độ cư xử hành động tích cực. - Cần khen thưởng động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của học sinh. b. Làm gương trong cách cư xử: - Trẻ em luôn học và làm theo những gì các em thấy cuộc sống và những người xung quanh. Giáo viên cần phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh về tư cách đạo đức. - Nếu giáo viên cư xử với mọi người xung quanh một cách nhẹ nhàng, có lòng khoan dung, sự nhẫn nại thì học sinh cũng theo cách cư xử đó.
  4. B. Quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh: - Việc tìm hiểu những khác biệt trong hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, học tập và những khó khăn về mặt tâm lí sẽ giúp giáo viên hiểu và tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp. - Những hành vi tiêu cực/mắc lỗi của HS thường do những khó khăn mà HS gặp phải trong cuộc sống gây ra, tác động đến hành vi của HS. - Khó khăn của HS có thể bao gồm những khó khăn trong học tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc mà HS gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lý, bị hiểu lầm,
  5. C. Xây dựng tập thể lớp học thân thiện, gắn bó: - Vai trò HS: Tự giác xây dựng và thực hiện nội quy; thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; có trách nhiệm với hành vi của mình; biết cách giải quyết các xung đột, có ý thức hợp tác nhóm; biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè; biết thực hiện quyền và bổn phận của mình.
  6. D. Phối hợp với phụ huynh và giáo viên bộ môn : - GV chia sẻ và trao đổi những việc làm tích cực và sự tiến bộ của HS đến phụ huynh để phụ huynh có thể động viên, khích lệ và khen thưởng HS khi ở nhà. Ngược lại, phụ huynh có thể chia sẻ những việc làm tích cực của HS khi ở nhà để GV có thể chia sẻ cho tập thể lớp để có thể noi gương theo. - GV chia sẻ và trao đổi với giáo viên bộ môn để cập nhập tình hình học tập, năng lực, phẩm chất của HS để GV động viên và khích lệ.
  7. 3. Kết quả đạt được: - Đối với học sinh:
  8. 3. Kết quả đạt được: - Đối với giáo viên: +Giảm được áp lực quản lí lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. +Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giáo viên được học sinh tin tưởng, yêu quí và tôn trọng. +Phát huy hiệu suất quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục. +Phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo và đạt được mục tiêu giáo dục. +Hạn chế sai lầm, không vi phạm pháp luật.
  9. 3. Kết quả đạt được: - Đối với - Nhà trường trở thành môi trường học tập nhà trường: thân thiện an toàn đối với trẻ em và xã hội. - Đào tạo được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, cống hiến cho gia đình và xã hội tương lai. -Đối với - Yên tâm, tin tưởng ở nhà trường và giáo gia đình: viên. - Có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp. - Phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục con cái.
  10. 3. Kết quả đạt được: - Đối với cộng đồng: - Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực. - Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
  11. 3. Kết quả đạt được: - Sự tiến bộ trong công tác giáo dục trẻ trong 3 năm gần đây. Đầu năm Cuối năm Năm học Lớp Sỉ số Ghi chú Học tập Học tập 2018 - 2019 4/12 30 20 T 10 H 27 T 3 H 2019- 2020 2/10 47 32 T 15 H 44 T 3 H 2020 - 2021 3/6 47 30 T 17 H 45 T 2 H Cuối HK1