Bài thuyết trình Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho bài tập về mạch điện mắc hỗn hợp môn Vật lí 9 - Nguyễn Thị Kim Loan

pptx 15 trang Hải Phong 14/07/2023 5690
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho bài tập về mạch điện mắc hỗn hợp môn Vật lí 9 - Nguyễn Thị Kim Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_huong_dan_hoc_sinh_phan_tich_tim_loi_giai_c.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho bài tập về mạch điện mắc hỗn hợp môn Vật lí 9 - Nguyễn Thị Kim Loan

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CAM LÂM TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 CAM TÂN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Thực hiện: Nguyễn Thị Kim Loan
  2. I. Lý do chọn biện pháp Trong bộ môn Vật lí, bài tập rất quan trọng giúp các em hiểu, khắc sâu thêm về lí thuyết và đặc biệt giúp các em có phương pháp giải bài tập, biết vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tế cuộc sống. Bài tập Vật lí là hình thức củng cố, ôn tập và còn là công cụ, phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, tính sáng tạo cho học sinh. Qua trực tiếp giảng dạy, kiểm tra cho thấy rằng đa số học sinh giải bài tập Vật lí vẫn còn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộc bài, nắm vững lí thuyết nhưng chưa biết cách vận dụng các công thức vào bài giải. Các em đã nhen nhóm, có ý tưởng về bài giải nhưng cũng chưa kết nối, sử dụng linh hoạt các công thức để giải nhằm cho kết quả đúng. Mặt khác, học sinh trình bày bài giải còn thiếu logic nên chưa hoàn chỉnh. Xuất phát từ thực tế đó, tôi quyết định chọn biện pháp “ Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho bài tập về mạch điện mắc hỗn hợp môn Vật lí 9”.
  3. II. Nội dung các biện pháp Để học sinh lớp 9 có thể dễ dàng thực hiện việc giải bài tập Vật lí về mạch điện mắc hỗn hợp thì trước hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự sau đây: Bước 1: Hiểu kĩ đầu bài. - Đọc kĩ đề bài: bài tập nói gì? cái gì là dữ kiện? cái gì phải tìm? - Tóm tắt đề bài bằng cách dùng các kí hiệu chữ đã qui ước để viết các dữ kiện và ẩn số, đổi đơn vị các dữ kiện cho thống nhất (nếu cần thiết ). - Nhận xét mạch điện (nếu có hình vẽ) hoặc vẽ hình, nếu bài tập có liên quan đến hình vẽ hoặc nếu cần phải vẽ hình để diễn đạt đề bài. Cố gắng vẽ đúng tỉ lệ càng tốt. Trên hình vẽ cần ghi rõ dữ kiện và cái cần tìm. Bước 2: Phân tích nội dung bài tập, lập kế hoạch giải. - Tìm sự liên hệ giữa những cái chưa biết (ẩn) và những cái đã biết (dữ kiện), đưa ra một số công thức liên quan để tính toán. - Nếu chưa tìm được trực tiếp các mối liên hệ ấy thì phải tìm đại lượng liên quan có thể để gián tiếp tìm ra mối liên hệ này bằng việc phân tích đi lên. - Phải xây dựng được một dự kiến về kế hoạch giải.
  4. Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải. - Thực hiện trình tự giải theo dự kiến, nhất là khi gặp một bài tập phức tạp. - Thực hiện một cách cẩn thận các phép tính. (Nên hướng dẫn học sinh làm quen dần với cách giải bằng chữ và chỉ thay giá trị bằng số của các đại lượng trong biểu thức cuối cùng). - Khi tính toán bằng số, phải chú ý đảm bảo những trị số của kết quả đều có ý nghĩa. Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả. - Kiểm tra lại trị số của kết quả: Có đúng không? Vì sao? Có phù hợp với thực tế không? - Kiểm tra lại các phép tính: có thể dùng các phép tính nhẩm và dùng cách làm tròn số để tính cho nhanh nếu chỉ cần xét độ lớn của kết quả trong phép tính. - Nếu có điều kiện, nên phân tích, tìm một cách giải khác, đi đến cùng một kết quả đó. Kiểm tra xem còn con đường nào ngắn hơn không.
  5. Một số ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: Trong đó các điện trở R1= 9Ω, R2= 15Ω, R3= 10Ω; dòng điện đi qua R3 có cường độ I3 =0,3A. a. Tính các cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng đi qua các điện trở R1và R2 . a. Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB. Hướng dẫn: -Đầu tiên cho học sinh đọc đề và tóm tắt. Sau đó nhận xét mạch điện : R1nt (R2// R3) -Tính I1, I2 bằng công thức nào? Tại đây học sinh viết công thức cần tính ra.
  6. -Tính I1, I2 bằng công thức nào? a. U , nhưng U chưa có không tính được. Nên cần tính I . I1 = 2 Rtd U 2 Tính I2 = mà U2 = U3 nên tính U3 . R2 Hs vẫn có thể giải cách khác: Ta có: I2 R3 U = I R = 3 3 3 IR32 IR. 0,3.10 Sau đó sẽ tính I1 = I2+ I3 33 IA2 = = = 0,2 R2 15
  7. b.Yêu cầu học sinh viết công thức tính UAB = I1Rtd, nhưng Rtd chưa có, phải tính Rtd. Mà Rtd =R1+R23, Lại tính R23. Như vậy phân tích theo hướng đi lên để học sinh hình thành sơ đồ giải, và chỉ cần thêm lời giải sẽ trở thành bài giải hoàn chỉnh một cách dễ dàng. UAB = I1Rtd ↑ Tuy nhiên, hs vẫn có thể giải cách khác: Rtd = R1 + R23 Ta có: U2=U3=U23 ↑ RR 23 U = I R R23= 1 1 1 RR23+ UAB= U1 + U23
  8. Tóm Tắt: Giải: R1= 9Ω a. Ta có: U3 = I3R3 =0,3.10=3V R2= 15Ω U2 = U3=3V R3= 10Ω Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là: I3 =0,3A U2 3 IA2 === 0,2 R2 15 Cường độ dòng điện qua điện trở R là: a. I1, I2? 1 I =I +I = 0,2+0,3 =0,5A. b. UAB? 1 2 3 b. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm R2 và R3 là: RR 15.10 23 == 6 R23= RR23++1510 Điện trở tương đương của mạch: Rtd = R1 + R23 =9 +6 = 15 Ω Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB: UAB = I1Rtd =0,5.15 =7,5V ĐS: 0,5A; 0,2A; 7,5V.
  9. VVíí ddụụ 22:: ChoCho mạchmạch điệnđiện cócó sơ sơ đồ: đồ: M M ++ NN RR11 = = 1 1;; R R22 = = 10 10;; R R33 = = 50 50;; R R44 R1 == 4040,, UUMNMN = =2255VV,, đđiiêêṇṇ ttrrởở ccủủaa R1 AA ampeampe kế kế và và của của dây dây nối nối không không } P }Q đángđáng kể. kể. P } Q R 2 R 3 } a.a. TTíínnhh ssốố cchhỉỉ ccủủaa aammppee kkêế?́? R 2 R 3 } } b.b. TTíínnhh hhiiệệuu đđiiệệnn tthhếế ggiiưữãa hhaaii đầu điện trở R2 và R3 ? đầu điện trở R2 và R3 ? R R44 HHưướớnngg ddẫẫnn:: ĐĐầầuu ttiiêênn cchhoo hhọọcc ssiinnhh đđọọcc đđềề vvàà ttóómm ttắắtt SSaauu đđóó pphânhân tíchtích xemxem mạchmạch điệnđiện đượcđược mắcmắc như thế nào? R1nt ()//R ntRR nt ampe kế. như thế nào? R1nt ()//R234234 ntRR  nt ampe kế. HayHay RR11ntnt R RPQPQ nt nt ampeampe kếkế =>=> II11 = = IIPQPQ == IIAA S Sửử ddụụnngg ccôônngg tthhứứcc nnààoo đđểể ttíínnhh ssôố ́ cchhii ̉ ̉aammppee kkêế,́, UU22 vvàà UU33 ?? GGiiááoo vviiêênn đđặặtt ccââuu hhỏỏii,, hhọọcc ssiinnhh ttrrảả llờờii vvàà vviiếếtt ccôônngg tthhứứcc cchhứứaa đđạạii llưượợnngg ccầầnn ttíínnhh bbằằnngg ccáácchh pphhâânn ttíícchh đđii lên. lên.
  10. a. Số chỉ ampe kế là cường độ dòng điện qua mạch chính nên: U MN IA= , RMN chưa có. Tiń h RMN RMN Mà: RMN = R1+ RPQ , RPQ chưa có RR23. 4 Mặt khác: RPQ= , R23 chưa có RR23+ 4 Ta có: R23 = R2 + R3
  11. b.Hiệu điện thế giưa hai đầu điêṇ trơ R và R : ̃ ̉ 2 3 Cách khác: U2 = I2R2 ; U3 = I3R3 U2 = I2R2 ; U3 = I3R3 U PQ I2 = I3= I23 = I2 = I3= I23= I1- I4 R23 U 4 UPQ = IA RPQ I4 = R4 U4 = UPQ = IA RPQ
  12. Sau khi phân tích xong, học sinh chỉ cần điền lời giải và giải theo hướng mũi tên một cách dễ dàng để hoàn thành bài tập. Như vậy, đối với mạch điện có nhiều điện trở mắc hỗn hợp việc phân tích bài toán theo hướng đi lên sẽ giúp các em định hướng được cách giải, hình thành dàn ý và sẽ trở thành thói quen tốt nhằm rèn luyện kĩ năng trong việc giải bài tập. Mặt khác, nó còn phát huy vai trò học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, ham học hỏi, nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khi học môn Vật lí.
  13. III. Kết quả thực hiện các biện pháp Năm học 2019-2020, tôi được phân công giảng dạy Vật lí lớp 9/1, 9/3, 9/4 có học lực như nhau. Trong quá trình áp dụng biện pháp, tôi chỉ áp dụng giảng dạy vào ở lớp 9/3,và 9/4 ( lớp 9/1 để đối chứng). Sau đó tôi tiến hành khảo sát hai lớp 9/4 và 9/1 với cùng đề bài và trong cùng khoảng thời gian, tôi được kết quả như sau: Lớp 9/1: 1→<3đ 3→<5đ 5→<6,5đ 6,5→<8đ 8→10đ Điều tra SL % SL % SL % SL % SL % 36 bài kiểm tra 1 2,8 5 13,9 10 27,8 16 44,4 4 11,1 Lớp 9/4: 1→<3đ 3→<5đ 5→<6,5đ 6,5→<8đ 8→10đ Điều tra SL % SL % SL % SL % SL % 36 bài kiểm tra 0 0 2 5,5 6 16,7 18 50,0 10 27,8 Qua khảo sát tôi nhận thấy việc áp dụng biện pháp “ Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho bài tập về mạch điện mắc hỗn hợp môn Vật lí 9” vào giảng dạy thì kết quả có khả quan hơn. Số lượng bài yếu giảm; bài khá, giỏi tăng. Nhìn chung các em bớt lúng túng và tự tin hơn, thích thú hơn khi giải bài tập về nhiều điện trở mắc hỗn hợp.
  14. IV. Kết luận Như vậy qua nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trình bày ở trên cho thấy nội dung nghiên cứu và áp dụng “ Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho bài tập về mạch điện mắc hỗn hợp môn Vật lí 9” của tôi là một nội dung có tính khả thi cao. Qua đây cho thấy việc dạy học theo khuôn khổ sách giáo khoa là chưa đủ mà còn thêm sự tìm tòi, sáng tạo về phương pháp ở mỗi giáo viên. Biện pháp của tôi đã nêu trên không phải là một công trình nghiên cứu hay một đề tài sáng tạo nào mà chỉ là một biện pháp được phát hiện nhằm giúp các em có được cái nhìn tổng quan về phương pháp giải một bài tập Vật lí nói chung và bài tập liên quan đến mạch điện nói riêng, tạo hứng thú say mê học tập trong bộ môn Vật lí. Từ đó phát huy được khả năng tự giác, tích cực của học sinh, giúp các em tự tin vào bản thân khi gặp bài toán mang tính tổng quát.
  15. Chúc quí thầy cô sức khỏe và hạnh phúc.