Câu hỏi ôn tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9 Học Kì II

docx 2 trang Minh Lan 14/04/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9 Học Kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_giao_duc_cong_dan_lop_9_hoc_ki_ii.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9 Học Kì II

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP GDCD 9 HK II Tiết 1. I/ Phần lí thuyết: 1/Trách nhiệm của thanh niên: Ra sức học tập VH, KHKT, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị *HS cần phải học tập rèn luyện để chuẩn bị hành trang vào đời 2. Hôn nhận là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ . * Những quy định của pháp luật: - Hôn nhân tự nguyện tiến bộ - Hôn nhân ko phân biệt tôn giáo.. - Vợ chồng có nghĩa vụ tực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa . 3. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá . * Quyền tự do KD là quyền công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức KT * Thuế là 1 phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế 4. Lao động là hoạt động có mục đích của con gười nhằm tạo ra của cải .. * Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân * Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc 5. Vi Phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi * Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành .. * Mọi công dân phải thực hiện tốt Hiến pháp và Pháp luật, HS cần phải học tập và tìm hiểu 6. Quyền . Là công dân có quyền: tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá * Công dân có thể tham gia bằng 2 cách: Trực tiếp hoặc gián tiếp. * Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này .. 7. Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế dọ XHCN . * Non sông ta có được là do cha ông ta đã đổ bao xương máu để bảo vệ * HS cần phải học tập tu dưỡng đạo đức và rèn luyện sức khoẻ . 8. Sống có đạo đức là suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội . * Đây là yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng . Tiết 2 II/ Phần bài tập: Câu 1. Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón? A. Thuốc lá điếu. B. Xăng. C. Nước sạch. D. Phân bón. Câu 2. Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc. B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc. C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước. D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật. Câu 3. Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ? A. Quyền tự do kinh doanh. B. Quyền sở hữu tài sản. C. Quyền được tuyển dụng lao động.
  2. D. Quyền bóc lột sức lao động. Câu 4. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm : A. Phạt tiền người vi phạm. B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác. C. Lập lại trật tự xã hội. D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới. Câu 5: Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao : a) Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhập. b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động. Trả lời: Em đồng ý với ý kiến (b): bởi vì lao động là hoạt động có mục đích của con người nhăm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Câu 6: Để trớ thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ giờ em cần phải làm gì ? Trả lời: Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, sống lành mạnh, rèn luyện toàn diện để chuẩn vị hành trang bước vào đời. Câu 7: Theo em, vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ? Trả lời: Vì, quyền đó đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lí đất nước. Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân. Câu 8: Anh Tuấn điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và .đâm vào bà Tư đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bà Tư ngã, xe đạp bị hỏng. Anh Tuấn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào về việc làm của mình ? Vì sao ? Trả lời: Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm hành chính do vi phạm Luật Giao thông đường bộ (đi xe vào đường ngược chiều) và trách nhiệm dân sự (phải bồi thường thiệt hại cho bà Tư). Câu 9: Lâm 14 tuổi, rất hay gây sự đánh nhau với mọi người và ăn cắp vặt. Hôm trước ông An thấy Lâm lấy trộm chiếc máy vi tính trong cửa hàng và báo công an. Lâm bị bắt vào đồn, nhưng nửa ngày sau đã thấy cậu ta trên phố. Mọi người bàn tán và đưa ra các ý kiến : (1) Lâm còn ít tuổi nên không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. (2) Lâm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. (3) Lâm vi phạm pháp luật và phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi của mình Em tán thành ý kiến nào trong các ý kiến trên ? Giải thích vì sao. Trả lời: Ý kiến A là đúng vì Lâm mới 14 tuổi, chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi trộm cắp máy vi tính không phải là tội phạm nghiêm trọng. Tuy Lâm không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng cần phải được giáo dục (cơ quan công an thông báo cho nhà trường để giáo dục). Câu 10: Trướng thôn X mời các hộ gia đình trong tổ họp để thảo luận về việc đóng góp sửa chữa đường đi và một số việc khác trong thôn. Gia đình anh H kinh doanh rất khá giả nhưng ít khi anh tham gia các việc của thôn, xóm. Khi trưởng thôn đến nhà thông báo nội dung và mời gia đình dự họp, anh đóng luôn tiền rồi báo bận không đến họp được. Anh H cho rằng việc họp hành ở thôn xóm chỉ tốn thời gian mà không có kết quả. Theo em anh H suy nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao ? Trả lời: Suy nghĩ của anh H không đúng vì tham gia các cuộc họp ở thôn xóm là hình thức tham gia quản lí xã hội, là dịp để mỗi công dân thể hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với xã hội, qua đó mà đóng góp vào sự phát triển của địa phương.