Chuyên đề Một số hướng tiếp cận từ dự án hỗ trợ GDMT-Đan Mạch trong tổ chức hoạt động giáo dục mỹ thuật

ppt 26 trang phanha23b 26/03/2022 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Một số hướng tiếp cận từ dự án hỗ trợ GDMT-Đan Mạch trong tổ chức hoạt động giáo dục mỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_mot_so_huong_tiep_can_tu_du_an_ho_tro_gdmt_dan_mac.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Một số hướng tiếp cận từ dự án hỗ trợ GDMT-Đan Mạch trong tổ chức hoạt động giáo dục mỹ thuật

  1. NỘI DUNG TRAO ĐỔI - Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. - Quy trình 2: Vẽ biểu cảm. - Quy trình 3: Trang trí và vẽ tranh qua Âm nhạc. - Quy trình 4: Xây dựng cốt truyện. - Quy trình 5: ➢ Tạo hình 3D ➢ Tạo hình nhân vật biểu cảm
  2. QUY TRÌNH 1 Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. 1. Vẽ theo quan sát: + Yêu cầu: - HS vẽ được dáng hoạt động. - Phác họa các bộ phận cơ thể nhanh và ấn tượng. - Quan sát tỉ lệ của các bộ phận cơ thể. + Tiến hành: - 1  2 HS làm mẫu (HS tự tạo dáng tùy ý) - Mỗi dáng không quá 3  5 phút. 2. Trưng bày ngân hàng hình ảnh: - HS trưng bày tranh của mình trên tường. HS tạo một ngân hàng các bức vẽ về dáng người từ các vị trí và góc nhìn khác nhau.
  3. QUY TRÌNH 1 Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. 3. Sáng tác tranh theo chủ đề: + Yêu cầu: - Hợp tác theo nhóm, cặp. - Tạo ra 1 câu chuyện từ các phác thảo trong ngân hàng hình ảnh. + Tiến hành: - HS thảo luận về câu chuyện của nhóm. - Có thể thêm các hình ảnh khác phù hợp với câu chuyện. 4. Chia sẻ nội dung câu chuyện: - GV khuyến khích HS khám phá nội dung câu chuyện. - Nghe và tham gia. - Trình bày câu chuyện bằng lời nói và hình ảnh.
  4. QUY TRÌNH 1 Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. 5. Vẽ màu: - Tương phản nóng - lạnh - Không tương phản. 6. Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh: - Mỗi nhóm HS trình bày câu chuyện của mình giống như vở kịch ngắn - Khuyến khích các em đưa ra phản hồi, hội thoại về tác phẩm.
  5. QUY TRÌNH 2 Vẽ biểu cảm (chân dung, vật thể) 1. Quan sát và vẽ không nhìn giấy: - Tập trung quan sát đường nét khuôn mặt. - Kết hợp tay và mắt. - Làm việc theo nhóm. 2. Thảo luận về đường nét biểu cảm: - Nhận biết đặc điểm đặc trưng của hình vẽ. - Hiểu về đường nét và ảnh hưởng của đường nét tới biểu cảm. 3. Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc: - Lựa chọn đường nét mong muốn và xóa bỏ những nét không cần thiết. - Chọn màu để tăng biểu cảm. 4. Thảo luận về nội dung, trưng bày kết quả: - Trưng bày các tác phẩm của cả lớp.
  6. QUY TRÌNH 3 Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc. 1. Nghe nhạc hoặc các nhịp điệu và vẽ theo giai điệu: - HS di chuyển xung quanh bàn và vẽ màu theo nhạc - Vẽ từ màu sáng  đậm, 5  7 phút 2. Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc: - Em có cảm nhận như thế nào khi di chuyển xung quanh bàn và vẽ màu? - Em thích gì trong bức tranh? - Trong khi quan sát, em liên tưởng tới hình ảnh gì? - Từ những hình ảnh đó, em nghĩ đến những đề tài nào?
  7. QUY TRÌNH 3 Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc. 3. Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng: - Mỗi HS dùng khung giấy (A4), dịch chuyển trên bức tranh/ nhóm. - Có thể kể chuyện bức tranh HS đã lựa chọn. 4. Tạo ra sản phẩm: Tạo ra sản phẩm trang trí như: bưu thiếp, thiệp mời, bìa sách, hình quạt, mũ, mắt kính, lọ hoa 5. Trình bày, thảo luận và đánh giá sản phẩm: Trưng bày theo loại, “Cửa hàng lưu niệm”,
  8. QUY TRÌNH 4 Xây dựng cốt truyện. + Yêu cầu: - HS biết xây dựng cốt truyện dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố: SỰ KIỆN - NHÂN VẬT - ĐỊA ĐIỂM. - Kết hợp các hình đơn lẻ thành câu chuyện có chủ đề thông qua một bức tranh. - Có thể vẽ, xé dán, nặn - Tạo cho nhân vật trong hình có nhân cách. - Hợp tác và tương tác trong nhóm.
  9. QUY TRÌNH 4 Xây dựng cốt truyện. + Thực hiện: 1.Tạo hình dạng hình học cho nhân vật - xé dán, cắt, nặn, vật liệu tìm được: Giúp HS nhận biết về hình dáng,tỉ lệ và hoạt động (chạy, nhảy, cấy, cưa ) 2. Giới thiệu các nhân vật tưởng tượng có tính cách: - GV giới thiệu chủ đề bài học (ví dụ: Gia đình em) - HS làm việc theo nhóm, đặt tên cho các nhân vật - GV tạo cho mỗi gia đình 1 khung có nền màu khác nhau để trình bày. - Các gia đình chọn tên, tên các thành viên.  Tiểu sử được viết ra và tính cách nhân vật tưởng tượng cũng được tạo ra. - Các gia đình được tạo ra cùng các thành viên được HS giới thiệu / lớp.
  10. QUY TRÌNH 4 Xây dựng cốt truyện. + Thực hiện: 3. Từ hình tượng độc lập, liên kết thành 1 nội dung chủ đề: Ví dụ: mỗi gia dình có 1 chuyến đi (miền núi, biển ) HS tìm kiếm thông tin về nhà ở, môi trường, quần áo, giao thông, động vật 4. Hoàn thiện, sáng tạo và làm rõ nội dung chủ đề: Hợp tác, tạo thành 1 nhóm ảnh ghép, có nền- thể hiện các hoạt động nơi “ gia đình sống”. 5. Trình bày và đánh giá: - Các thành viên “Gia đình” được bố trí phía trước hình nền. - GV khuyến khích HS đóng vai, biểu diễn kịch câm với ngôn ngữ cơ thể như là 1 hình thức trình bày.
  11. QUY TRÌNH 5 Tạo hình 3D-Tiếp cận theo chủ đề (tạo hình từ vật tìm được) + Yêu cầu: - HS tư duy và tạo ra 1 sơ đồ tư duy về 1 chủ đề được lựa chọn. - Sáng tạo từ trí nhớ. - Tìm ra sự giống và khác nhau thông qua quan sát. - Lắp ráp các vật tìm được để tạo thành biểu đạt không gian 3 chiều. - Làm việc theo nhóm, giúp đỡ lẫn nhau.
  12. QUY TRÌNH 5 Tạo hình 3D-Tiếp cận theo chủ đề (tạo hình từ vật tìm được) + Tiến hành: 1. Khám phá chủ điểm: - Kích thước. - Hình dáng. - Màu sắc, chất liệu. - Vị trí các bộ phận. - Không gian xung quanh - Quan sát, phác thảo, chụp ảnh 2. Vẽ theo trí nhớ: - Có thể xé, cắt dán giấy màu - Hình thức: Cá nhân hoặc nhóm.
  13. QUY TRÌNH 5 Tạo hình 3D-Tiếp cận theo chủ đề (tạo hình từ vật tìm được) + Tiến hành: 1. Khám phá chủ điểm. 2. Vẽ theo trí nhớ. 3. Tạo sản phẩm bằng những vật dụng tìm được. 4. Tạo không gian. 5. Trình bày.
  14. QUY TRÌNH 5 Tạo hình nhân vật biểu cảm. + Yêu cầu: - Hình thành các ý tưởng, phác thảo dựa trên quan sát, sắm vai hoặc cảm giác. - Tạo ra những câu chuyện “không gian” bằng cách khám phá, tạo hình và ghép nối các vật liệu khác nhau. - Hiểu được tạo dáng, màu sắc, hình ảnh khi tạo 1 hoạt cảnh - Giao tiếp với nhau về nội dung câu chuyện và vai trò của tạo hình không gian
  15. QUY TRÌNH 5 Tạo hình nhân vật biểu cảm. + Tiến hành: Hai cách: 1. Tạo hình nhân vật bằng dây thép uốn, bồi giấy. 2. Nặn bằng đất nặn hoặc sáp
  16. QUY TRÌNH 5 Tạo hình nhân vật biểu cảm. + Tiến hành: Cách 1: Tạo hình nhân vật bằng dây thép uốn, bồi giấy. - Quan sát dây thép uốn. - Từ hình tĩnh chuyển sang hình động. - Tạo cho hình khối trở nên sống động. - Sắp đặt các hình khối theo chủ đề. - Trưng bày và thuyết trình.
  17. QUY TRÌNH 5 Tạo hình nhân vật biểu cảm. + Tiến hành: Cách 2: Nặn bằng đất nặn hoặc sáp. Lưu ý: - Mỗi HS lựa chọn biểu đạt và nặn hình khối - HS làm việc với tờ bìa không lớn hơn tờ giấy A4. - Có thể tạo ra các hoạt cảnh nhỏ. - Một hoạt cảnh là 1 câu chuyện với các nhân vật có hình dáng khác nhau, vật xung quanh khác nhau. - Các hình khối tương tác với nhau và tạo ra ý nghĩa cho câu chuyện.