Đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi năm hcọ 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)

docx 9 trang Minh Lan 14/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi năm hcọ 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chon_nguon_hoc_sinh_gioi_nam_hco_2022_2023_mon_n.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi năm hcọ 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề thi gồm 06 câu,04 trang) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm). Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ “ Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi!” (Trích : “Những cánh buồm” - Hoàng Trung Thông) Câu 1. (0.5 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. (0.5 điểm): Từ “đi” trong câu “Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3. (1.5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai” Câu 4. (1.5 điểm): Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ trên? PHẦN II: VIẾT (16.0 điểm). Câu 1. (6.0 điểm): Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ. Câu 2.( 10 điểm): Trong giấc mơ, em đã được gặp và trò chuyện với một nhân vật trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. Em hãy tưởng tượng và kể lại giấc mơ kì thú ấy ( Lưu ý câu chuyện ngoài sách giáo khoa). ............Hết ............
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HSG NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐIỂM ĐẠT I. ĐỌC HIỂU 4.0 Câu 1 - Thể thơ: tự do 0.25 0.5 đ - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0.25 Câu 2 Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” được dùng theo nghĩa chuyển. 0.5 0.5 đ Câu 3 * Biện pháp tu từ trong câu thơ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng 0.5 1.5 đ chảy đầy vai. * Tác dụng: 1.0 - Gợi tả sinh động hình ảnh ánh nắng hiện hữu như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật, con người. Giúp người đọc hình dung cảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi biển vào một buổi sáng đẹp trời với ánh nắng mềm mại, dịu dàng và tràn ngập khắp nơi làm sáng đẹp lên hình ảnh của họ. - Cảm nhận tình cảm cha con ấm áp và niềm vui sướng của người con đi dạo bên cha. - Thấy được sự quan sát, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu quê hương đất nước với những cánh buồm tuổi thơ của tác giả. Câu 4 HS cảm nhận được: 1.5 đ - Một ước mơ rất trong sáng, đẹp đẽ đáng trân trọng và ngợi ca. 0.5 - Ước mơ đó gắn liền với cánh buồm trắng, với khát vọng đi xa đến 0.5 những nơi chưa biết, đến những chân trời mới. - Đó là ước mơ của một tâm hồn trẻ thơ, ham hiểu biết muốn khám phá, 0.5 chinh phục những bí ẩn của thế giới. II. VIẾT 16.0 Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một 6.0 Câu1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Theo em ước mơ có ý 6.0 đ nghĩa gì đối với tuổi thơ * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận có bố cục rõ ràng, lí lẽ, dẫn 0.25 chứng thuyết phục, diễn đạt trôi chảy lưu loát không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết và trình bày sạch đẹp khoa học 0.25 - Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp 0.5 với vấn đề nghị luận. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách song phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: • Xác định đúng vấn đề nghị luận:Ý nghĩa của ước mơ đối với tuổi 0.5 thơ. • Giải thích vấn đề: Ước mơ là những điều tốt đẹp mà con người khao 0.5 khát, hướng tới và mong muốn đạt được trong tương lai. Ước mơ tuổi thơ thường xuất phát từ sở thích, niềm đam mê nên lúc nào cũng trong sáng, đẹp đẽ và xứng đáng được trân trọng. • Ý nghĩa • - Ước mơ giống như ngọn đèn chỉ đường hướng chúng ta tìm đến những điều tốt đẹp. Nhờ có ước mơ mà con người có nghị lực và kiên trì để 1.5
  3. vượt qua mọi khó khăn. Ước mơ càng lớn, thử thách càng nhiều nhưng nếu đủ khao khát để vượt qua thì nhất định sẽ đạt được thành công. -Với tuổi thơ, ước mơ có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần và nuôi dưỡng những ý nghĩ bay bổng cho các em, có ước mơ giúp chúng ta học hành chăm chỉ, rèn luyện tu dưỡng đạo đức tích cực hơn, có kế 1.5 hoạch, mục tiêu cần đạt được cho cuộc sống; là động lực, là nguồn sống, là điểm tựa để tuổi thơ vươn lên; là trạng thái của tâm hồn. 0.5 - Chẳng hạn Hon-đa-sô-i-chi-ro, từ nhỏ ông đã rất có hứng thú với động cơ máy móc. Với nghị lực phi thường, nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để có điều kiện được tiếp xúc và chạm tay tới giấc mơ của mình, ông đã sáng lập ra hãng xe nổi tiếng thế giới, Hãng Honđa • Khẳng định ý kiến và rút ra bài học: 0.5 Mỗi người cần phải có ước mơ ngay từ khi còn nhỏ và biết cách nuôi dưỡng ước mơ (học tập, rèn luyện,..).Cần trân trọng, nâng niu và chắp cánh cho những ước mơ đẹp ( như ước mơ của cậu bé trong đoạn văn trên) để biến ước mơ thành hiện thực. * Hướng dẫn cho điểm - Điểm 5,0 - 6,0: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, hành văn trôi chảy, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.. - Điểm 3,5 - 4,75: Bài viết đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, trong bài mắc một, hai lỗi diễn đạt. - Điểm 2,0 - 3,25: Bài viết đảm bảo 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25 - 1,75: Bài viết có nội dung sơ sài, còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 0: Bài viết không liên quan gì tới đề hoặc không viết bài. Câu2 Trong giấc mơ em đã được gặp gỡ và trò chuyện với một nhân vật 10,0 10,0 đ trong truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. Em hãy tưởng tượng và kể lại giấc mơ kì thú ấy. 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết viết một bài văn tự sự- kể chuyện tưởng tượng có xen lẫn 0.25 miêu tả và biểu cảm. - Bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. sáng tạo về cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một nhân vật trong một truyện truyền 0.25 thuyết hoặc truyện cổ tích nào đó. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch đẹp; có tố chất văn chương.diễn đạt 0.5 độc đáo mới mẻ 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh làm bài đúng thể loại, kiểu bài; có thể tưởng tượng theo cách của riêng mình để tạo ra được cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thật ấn tượng. Song về cơ bản phải làm nổi bật được sự việc quan trọng có trong truyện đồng thời cũng làm nổi bật ý nghĩa của truyện. - Có thể tham khảo dàn ý sau: Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ được gặp gỡ, trò chuyện với một nhân vật nào đó trong truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích ( là nhân 1.0 vật nào, trong truyện gì). Thân bài: 7.0
  4. - Tưởng tượng không gian, địa điểm nơi em gặp gỡ nhân vật là ở đâu? 2.0 Cảnh ở đó có gì nổi bật? Em gặp nhân vật trong hoàn cảnh nào?. Nhân vật hiện lên ra sao? (ngoại hình, tiếng nói, nét mặt, thái độ, điệu bộ, cử chỉ..) - Tưởng tượng cuộc trò chuyện (Có lời thoại giữa em và nhân vật cụ thể, 4.0 ấn tượng) - Có thể có lời khuyên của em với nhân vật hoặc ngược lại 1.0 Lưu ý: Nội dung cuộc trò chuyện không được nói lại những điều đã có sẵn trong sách vở mà phải hướng vào những vấn đề của cuộc sống, hướng em và mọi người đến những giá trị nhân văn. Kết bài: 1.0 - Tình huống làm cắt đứt giấc mơ. - Suy nghĩ về giấc mơ đó * CÁCH CHO ĐIỂM: - Điểm 9-10: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng tốt kĩ năng làm bài kể chuyện tưởng tượng, trình bày đẹp, diễn đạt tốt, bố cục rõ ràng, bài có cảm xúc và sáng tạo. - Điểm 7-8: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng các yêu cầu của đề, bài làm đúng phương pháp. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, có cảm xúc. Còn mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp. - Điểm 5-6: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng các yêu cầu của đề, bài làm đúng phương pháp. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, có cảm xúc nhưng đôi chỗ kể chưa sáng tạo. Có chỗ còn viết lan man. Còn mắc một số lỗi về chính tả, ngữ pháp. - Điểm 3-4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng đúng phương pháp về kiểu bài kể chuyện tưởng tượng . Có đoạn kể lan man, diễn đạt lủng củng - Điểm 1-2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng đúng phương pháp về kiểu bài kể chuyện tưởng tượng . Nhiều đoạn kể lan man, thậm chí lạc đề. Diễn đạt lủng củng - Điểm 0: Bài viết không liên quan gì đến đê bài hoặc bỏ giấy trắng . ( Trên đây chỉ là định hướng, trong quá trình chấm giáo viên cần vận dụng biểu điểm linh hoạt cho điểm với những bài sáng tạo, chữ viết đẹp, có tố chất văn chương ) - ............Hết ............
  5. TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẢN CHẤM) LÀ: 04 TRANG. NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI THẨM ĐỊNH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) HIỆU TRƯỞNG CỤM TRƯỞNG (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) (Họ tên. chữ ký, đóng dấu) Nguyễn Thị Ngọc Hoàng Thị Hồng Phạm Thị Dung
  6. - Bài học rút ra từ chuyến nghỉ hè. - Tâm trạng của em khi kết thúc chuyến nghỉ hè. III. Kết bài 1,0 - Cảm nghĩ của em sau chuyến nghỉ hè đáng nhớ: vui vẻ, mong muốn được đi nhiều vùng miền khác nữa. d. Sáng tạo: Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc, cách diễn đạt độc 0,5 đáo, mới mẻ. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,5 ngữ nghĩa Tiếng Việt. (Trên đây chỉ là định hướng, giáo viên trong quá trình chấm bài cần linh hoạt cho điểm với những bài sáng tạo, chữ viết đẹp, có tố chất văn chương, trình bày khoa học,...)