Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Thơ và thơ hiểu lục bát 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Viết bài văn nghị luận 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ dung/Đơn Vận TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận năng vị kiến dụng biết hiểu Dụng thức cao 1 Nhận biết: 3 TN 5TN 2 TL Thơ và - Nêu được ấn tượng chung về thơ lục văn bản. bát - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Đọc - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc hiểu của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp.
- 2 Viết Nghị luận Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL về một * Thông hiểu: vấn đề trong đời Vận dụng: sống. Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. Tổng 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn 6 (Thời gian làm bài :90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Mẹ ru khúc hát ngày xưa Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn. Chân trần mẹ lội đầu non Che dông giữ tiếng cười giòn cho ai Vì ai chân mẹ dẫm gai Vì ai tất tả vì ai dãi dầu Vì ai áo mẹ phai mầu Vì ai thao thức bạc đầu vì ai? (Ca dao và mẹ, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Quê nhà nỗi nhớ, NXB Trẻ,2003) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ tự do. B. Thơ lục bát. C. Thơ sáu chữ. D. Thơ tám chữ. Câu 2. Chủ đề của đoạn thơ là gì? A. Tình cảm vợ chồng. B. Tình yêu quê hương đất nước. C. Tình yêu thiên nhiên. D. Tình mẫu tử. Câu 3. Từ “tất tả” thuộc loại từ nào? A. Từ láy. B. Từ ghép. C. Tính từ. D. Động từ. Câu 4. Hai câu thơ “Vì ai tất tả vì ai dãi dầu - Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?” sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào? A. Ẩn dụ. B. So sánh. C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa.
- Câu 5. Dòng hồi tưởng về mẹ trong đoạn thơ trên được tác giả tái hiện trong khoảng thời gian nào? A. Thời thơ ấu. B. Lúc con đã trưởng thành. C. Lúc mẹ đã đi xa. D. Lúc con trở về quê hương. Câu 6. Vì sao mở đầu đoạn thơ trên, tác giả nhắc tới lời ru của mẹ? A. Vì lời ru nuôi lớn con người cả tâm hồn và thể xác. B. Vì lời ru là biểu hiện sâu sắc của tình mẫu tử. C. Vì lời ru là âm thanh ngọt ngào thân thuộc nhất trong cuộc đời của mỗi con người. D. Vì lời ru của mẹ chứa đựng cả cuộc đời và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con. Câu 7. Cụm từ “nắng sớm chiều mưa” trong đoạn thơ thể hiện điều gì? A. Thời gian dừng lại. B. Thời gian trôi nhanh. C. Biểu thị sự khó khăn vất vả của mẹ. D. Lời ru của mẹ qua tháng năm vẫn trường tồn bất biến. Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? A. Hình ảnh người mẹ lam lũ, tảo tần. B. Người mẹ mong cho con có cuộc sống đầy đủ, ấm no. C. Ca ngợi sự hi sinh lớn lao của người mẹ dành cho con. D. Ca ngợi lời ru của mẹ. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em có nhận xét gì về tình cảm của người con với người mẹ trong đoạn thơ? Câu 10. Hãy rút ra bài học tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn thơ trên? II. Viết (4.0 điểm) Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tình bạn đẹp tuổi học trò. ------------------------ Hết -------------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 C 0,5 9 - HS nêu nhận xét về tình cảm của người con đối với mẹ trong 1,0 đoạn thơ: Yêu thương kính trọng, biết ơn mẹ 10 - HS nêu được bài học tâm đắc sau khi đọc đoạn thơ trên: 1,0 + Trân trọng tình mẫu tử, tình cảm gia đình thiêng liêng + Vun đắp tình mẫu tử, tình cảm gia đình ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn đẹp tuổi học trò c. Trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn đẹp tuổi trò HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nêu được thế nào là tình bạn đẹp 2.5 - Vai trò của tình bạn đẹp - Phê phán một số bạn không biết trân trọng tình bạn đẹp tuổi học trò - Rút ra được bài học nhận thức và hành động. - Liên hệ bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. 0,5