Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)
- SẢN PHẨM THỰC HÀNH NHÓM 4 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/ Kĩ Vận dụng % TT đơn vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện đồng 60 3 0 5 0 0 2 0 hiểu thoại. 2 Viết Kể lại một 40 trải nghiệm 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* của bản thân. Tổng điểm 1,5 0,5 2,5 1,5 0 3,0 0 1,0 10,0 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung/ thức Chương/ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề Nhận Vận kiến hiểu dụng biết dụng thức cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 3TN đồng - Nhận biết được thể loại, chi tiết thoại. tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện. (1) - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. (2) - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy). (3) Thông hiểu: - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể 5TN hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. (4) - Hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. (5) 2TL - Nêu được chủ đề của văn bản. (6) - Xác định được các thành phần chính của câu: mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. (7) Vận dụng:
- - Trình bày ý nghĩa của nghệ thuật nổi bật của văn bản. (8) - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. (9) 2 Viết Kể lại Nhận biết: 1* một Thông hiểu: 1* trải Vận dụng: 1* nghiệm Vận dụng cao: Viết được bài văn của bản kể lại một trải nghiệm của bản thân; 1TL* thân. dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1TL* 1* 1* 1* Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút. I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: – Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu . (Trích truyện: Đàn kiến con ngoan ngoãn, Tiếng Việt 1, Tập1- sách Kết nối tri thức, trang 34, NXBGD 2020) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? (1) A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2: Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi thứ mấy? (2) A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ ba Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? (1) A. Bà kiến già B. Đàn kiến con C. Bà kiến già và đàn kiến con D. Chiếc lá đa Câu 4: Câu văn “Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm” có chủ ngữ là từ loại nào hay cụm từ nào dưới đây? (7) A. Danh từ B. Cụm danh từ C. Động từ D. Cụm động từ Câu 5: Chi tiết “đưa bà kiến già đi sưởi nắng” thể hiện hành động ngược đãi, thiếu tôn trọng của đàn kiến con đối với bà kiến già? (4) A. Sai B. Đúng Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Văn bản:“Đàn kiến con ngoan ngoãn” thể hiện tình cảm của tác giả đối với loài vật. (5) A. Kính trọng B. Quan tâm C. Tự hào D. Trân trọng Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng chủ đề của văn bản? (6) A. Văn bản ca ngợi tình yêu thương nhau trong cuộc sống. B. Văn bản ca ngợi tình cảm sâu sắc của đàn kiến với bà kiến. C. Văn bản ca ngợi tinh thần đoàn kết của đàn kiến. D. Văn bản ca ngợi sự ngưỡng mộ của bà kiến già đối với đàn kiến con. Câu 8: Xác định các thành phần chính trong câu: “Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ”? (7) A. Mấy hôm nay, bà đau ốm // cứ rên hừ hừ. B. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên // hừ hừ.
- C. Mấy hôm nay, bà // đau ốm cứ rên hừ hừ. D. Mấy hôm nay, bà đau // ốm cứ rên hừ hừ. Câu 9: Đoạn trích trên sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy? (8) Câu 10: Em học tập được gì thông qua hành động của đàn kiến con? (9) II. VIẾT (4,0 điểm). Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, được học tập bao điều mới lạ Từ đó, em hãy kể lại trải nghiệm đáng nhớ nhất về chuyến đi của mình.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 9 - HS trình trả lời đúng biện pháp tu từ nổi bật: nhân hoá. 0.5 - Hs nêu đúng tác dụng . 0.5 10 - HS có thể trả lời: 1,0 + Nêu được bài học: Trong cuộc sống của chúng ta cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương nhau... HS có thể diễn đạt theo ý của mình, nếu hợp lí vẫn cho trọn điểm. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Kể về một trải nghiệm c.Kể lại một trải nghiệm 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong chuyến trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm xúc và suy nghĩ về trải nghiệm đó. d.Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5