Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 NĂM HỌC 2022 - 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) a. Khung ma trận TT Nội dung Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức kiến thức Nhận Thông Vận Vận Tổng biết hiểu dụng dụng % điểm (TNKQ) (TL) (TL) cao (TL) Phân môn Địa lí 1 Các cuộc Các cuộc phát kiến địa lí 2TN 5% phát kiến địa lí 2 Chương Bài 1: Vị trí địa lí, đặc 3TN 1TL 22.5% I: Châu điểm tự nhiên Châu Âu Âu Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã 1/2TL 1/2TL 15% hội châu Âu Bài 3: Khai thác, sử dụng 3TN 7.5% và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Phân môn Lịch sử Bài 1: Quá trình hình 2TN 1TL 15% thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Tây Âu Âu từ thế kỉ Bài 2: Các cuộc phát kiến 1/2TL 1/2TL 20% V đến 1 địa lí và sự hình thành nửa đầu quan hệ sản xuất tư bản thế kỉ chủ nghĩa ở Tây Âu XVI Bài 3: Phong trào văn hóa 4TN 10% Phục hưng và Cải cách tôn giáo
- Đô thị: Đô thị: Lịch sử và hiện 2TN 5% 2 Lịch sử tại và hiện tại Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Tổng hợp 40% 30% 20% 10% 100% chung b. Bản đặc tả Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Mức độ đánh giá TT Đơn vị kiến thức Vận kiến thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Phân môn Địa lí 1 Các cuộc Các cuộc Nhận biết: phát kiến phát kiến địa -Trình bày được nguyên địa lí lí nhân của các cuộc đại phát kiến Địa lí. 2TN -Những tác động của các cuộc đại phát kiến Địa lí 2 Bài 1: Vị trí Nhận biết: địa lí, đặc – Trình bày được đặc điểm điểm tự vị trí địa lí, hình dạng và nhiên Châu kích thước châu Âu. Âu -Trình bày được đặc điểm các kiểu khí hậu ở Châu Âu – Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein Chương (Rainơ), Danube I: Châu 3TN 1TL (Đanuyp), Volga (Vonga). Âu – Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa. Thông hiểu: – Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng
- bằng, khu vực miền núi. – Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển với bên trong lục địa. Bài 2: Đặc Vận dụng: điểm dân -Vẽ biểu đồ cơ cấu dân số cư, xã hội theo nhóm tuổi ở châu Âu 1/2TL 1/2TL châu Âu Vận dụng cao: -Nhận xét Bài 3: Khai thác, sử Nhận biết: dụng và bảo -Trình bày được vấn đề vệ thiên khai thác, sử dụng và bảo 3TN nhiên ở châu về thiên nhiên ở châu Âu Âu 8 câu 1câu 1/2 câu 1/2 câu Số câu/loại câu TNKQ TL TL TL Tỉ lệ % theo từng mức độ 20% 15% 10% 5% Phân môn Lịch sử Bài 1: Quá Nhận biết: 2TN trình hình - Kể lại được những sự thành và kiện chủ yếu về quá trình phát triển hình thành xã hội phong của chế độ kiến ở Tây Âu. phong kiến Tây Âu Vận dung: ở Tây Âu 1TL từ thế kỉ - Phân tích được vai trò V đến của thành thị trung đại. 1 nửa đầu Bài 2: Các Thông hiểu: 1/2TL thế kỉ cuộc phát - Nêu được hệ quả của (a) XVI kiến địa lí các cuộc phát kiến địa lí. và sự hình thành quan Vận dung cao: 1/2TL - Liên hệ được tác động (b) hệ sản xuất của các cuộc phát kiến địa tư bản chủ lí đến Việt Nam. nghĩa ở Tây Âu
- Bài 3: Nhận biết: 4TN Phong trào - Trình bày được những văn hóa thành tựu tiêu biểu của Phục hưng phong trào Văn hóa Phục và Cải cách hưng. tôn giáo - Nêu được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo. Đô thị: Nhận biết: 2TN Lịch sử và - Các đô thị cổ đại hiện tại phương Đông được hình Đô thị: thành ở lưu vực các dòng Lịch sử 2 sông lớn. và hiện - Điều kiện tự nhiên quan tại trọng nhất đối với sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại. 8 câu 1câu 1/2 câu 1/2 câu Số câu/loại câu TNKQ TL TL TL Tỉ lệ % theo từng mức độ 20% 15% 10% 5% Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10% c. Đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 NĂM HỌC 2022 - 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) Phân môn Địa lí I.TRẮC NGHIỆM: (2 điểm). Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí trong các thế kỉ XV-XVI là gì? A. Sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất ở các nước Tây Âu. B. Nhu cầu tìm con đường mới để sang phương Đông. C. Khoa học kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. D. Nhu cầu hiểu biết khoa học về đại dương, trái đất. Câu 2. Một trong những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với lịch sử loài người là gì? A. Đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới , vùng đất mới.. B. Dẫn đến tình trạng bần cùng hóa người lao động.
- C. Dẫn đến nạn buôn bán nô lệ từ Châu Phi sang châu Mỹ D. Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Câu 3. Châu Âu nằm trải dài trên khoảng bao nhiêu độ vĩ tuyến? A. 34 B. 35 C. 36 D. 37 Câu 4. Phía bắc châu Âu tiếp giáp với các biển và đại dương nào? A. Phía bắc giáp Bắc Băng Dương. B. Phía bắc giáp Đại Tây Dương. C. Phía bắc giáp Địa Trung Hải và Biển Đen. D. Phía bắc giáp Ấn Độ Dương. Câu 5. Đâu là đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương? A. Quanh năm lạnh giá, lượng mưa trung bình dưới 500mm. B. Mùa đông ấm, mùa hè mát, có mua quanh năm, lượng mưa trung bình từ 800- 1000mm. C. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm, lượng mưa dưới 500mm. D. Mùa hè nóng khô, mùa đông ấm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình 500-700mm Câu 6. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là: A. Kiểm soát đầu ra của các nguồn nước thải. B. Đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông. C. Tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải. D. Xử lí nước thải sinh hoạt, công nghiệp trước khi đưa ra môi trường. Câu 7. Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là: A. Trồng rừng và bảo vệ rừng. B. Đầu tư công nghệ xanh, năng lượng tái tạo. C. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp. D. Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp. Câu 8. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là: A. Kiểm soát và xử lí các nguồn chất độc hại. B. Trồng rừng và bảo bệ rừng. C. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch D. Cả 2 ý B và C II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm). Câu 1: Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở Châu Âu? Câu 2: Cho bảng số liệu dưới đây: Bảng 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Châu Âu năm 1990 và năm 2020 (%) Nhóm tuổi 0-14 tuổi 15-64 tuổi Từ 65 tuổi trở lên 1990 20.5 66.9 12.6 2020 16.1 64.8 19.1 a. Dựa vào bảng 1 vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dần số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. b. Nêu nhận xét.
- Phân môn lịch sử I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm). Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu. B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu. C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu. D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu. Câu 2. Nông dân tự do và nô lệ là tiền thân của A. binh lính thất bại trong chiến tranh. B. nông dân tự canh. C. nô lệ. D. nông nô Câu 3. “Quê hương” của phong trào Văn hóa Phục hưng là A. Pháp. B. Anh. C. I-ta-li-a. D. Đức. Câu 4. Ai là nhà viết kịch vĩ đại thời kì Văn hóa Phục hưng? A. M.Xéc-van-tét. B. W.Sếch-xpia. C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi. D. Mi-ken-lăng-giơ. Câu 5. Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào? A. N.Cô-péc-ních (Ba Lan). B. G.Ga-li-lê (I-ta-li-a). C. G.Bru-nô (I-ta-li-a). D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp). Câu 6. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ A. Giáo hội Thiên chúa dần trở nên lũng đoạn, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu. B. giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ. C. nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và vật chất. D. nhiều lễ nghi Thiên chúa giáo gây tốn kém và phiền phức cho đời sống của các tín đồ.. Câu 7. Các đô thị cổ đại phương Đông thường hình thành ở đâu? A. Trên các bán đảo và đảo ven biển. B. Lưu vực các dòng sông lớn. C. Vùng trung du. D. Vùng cao nguyên. Câu 8. Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất đối với sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì? A. Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc thành lập những hải cảng. B. Đất đai tơi xốp, màu mỡ do phù sa của các con sông lớn bồi tụ. C. Có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn. D. Ở lưu vực các dòng sông lớn nên nguồn nước tưới dồi dào. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm). Phân tích vai trò của thành thị trung đại? Câu 2 (2 điểm). Bằng kiến thức đã học, em hãy: a. (1,5 điểm). Nêu hệ quả tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí? b. (0,5 điểm). Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em hãy cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?
- d. Đáp án và hướng dẫn chấm Phân môn Địa lí I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A B A B B C D II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 1: 1,5 điểm - Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi. - Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục. Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau. (0,5 điểm) - Khu vực miền núi gồm núi già và núi trẻ. + Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục; phẩn lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp: Xcanđinavi,Uran.. (0,5 điểm) + Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam; phấn lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2000 m. An-pơ, Các-pát, Ban căng (0,5 điểm) Câu 2: 1,5 điểm a.Vẽ đúng biểu đồ có đầy đủ số liệu, bảng chú giải, tên biểu đồ ( 1,0 điểm) b. Nhận xét: (0.5 điểm) Châu Âu có cơ cấu dân số già. Giai đoạn 1990 - 2020, trong cơ cấu dân số châu Âu, nhóm 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, nhóm trên 65 tuổi có xu hướng tăng. + Nhóm 0-14 tuổi chiếm tỉ lệ thấp, có xu hướng giảm. Năm 1990 là 20,5%, năm 2020 giảm xuống còn 16,1% (giảm 4,4%). + Nhóm 15-64 tuei chiếm tỉ lệ lớn nhất nhưng cũng đang có xu hướng giảm. Năm 1990 là 66,9%, năm 2020 là 64,8% (giảm 2,1%).
- + Nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh. Năm 1990 chiếm tỉ lệ 12,6%, năm 2020 tăng lên 19,1% (tăng 6,5%). Phân môn lịch sử I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D C B B B B A II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phân tích vai trò của thành thị trung đại: (1đ) - Về kinh tế: phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo 0,5 điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa. - Về chính trị: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, 0,25 xây dựng chế độ phong kiến tập quyền. - Về tư tưởng: tầng lớp thị dân xuất hiện, tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, thành lập nhiều trường đại học mới, mang lại 0,25 không khí tự do cởi mở. Câu 2 a. Hệ quả tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí. (2đ) * Hệ quả tích cực: 1 - Mở ra những vùng đất mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. - Đem về cho châu Âu khố lượng vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển. * Hệ quả tiêu cực: Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và 0,5 quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa ... b. HS nêu được: Việt Nam cũng bị các nước thực dân nhắm đến 0,5 đặc biệt là tư bản Pháp. Vào năm 1858, Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam và sau đó hoàn thành quá trình này vào năm 1884 với hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều đình Huế. Từ đây Việt Nam từ vị thế là một quốc gia có độc lập chủ quyền đã bị biến thành thuộc địa của nước Pháp. HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG GV RA ĐỀ Phạm Thị Dung Nguyễn Thị Nhài Hoàng Thị Lụa