Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ Văn Lớp 8 năm học 2022-2023 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ Văn Lớp 8 năm học 2022-2023 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ Văn Lớp 8 năm học 2022-2023 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRỌNG QUAN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học: 2022-2023 Thời gian làm bài: 90 phút I/ ĐOC- HIỂU VĂN BẢN (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Quà của bà Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chẳng lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Gần đây bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, khi mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu Cháu biết rồi, bà ơi Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, bà nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến, bà cho (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3: Tìm một từ tượng hình trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của từ tượng hình đó? Câu 4: Qua đoạn trích em cảm nhận được điều gì? (trả lời bằng đoạn văn diễn dịch 4-5 câu) II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố- Ngữ văn 8, tập 1 ( Bằng đoạn văn 10- 15 dòng). Câu 2( 5.0điểm) : Thuyết minh chiếc bút bi Hết
- ĐÁP ÁN I/ ĐOC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Quà của bà Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là tự sự (0,25 điểm) Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy nhất(0,25 điểm) Câu 3: Tìm một từ tượng hình trong đoạn trích trên: run run(0,5 điểm) Nêu tác dụng của từ tượng hình đó: làm cho câu văn giàu hình ảnh, chân thực, diễn tả được hình ảnh người bà giờ đã già yếu(0,5 điểm) Câu 4: Qua đoạn trích em cảm nhận được: - Tấm lòng yêu thương của người bà đối với cháu (0,5 điểm) - Tấm lòng biết ơn, trân trọng của cháu đối với bà (0,5 điểm) - Hs trả lời bằng đoạn văn ( 4- 5 câu; có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.(0,5 điểm) II/ TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố- Ngữ văn 8, tập 1 ( Bằng đoạn văn 10- 15 dòng). Hs tự tóm tắt Câu 2( 5.0điểm) : Thuyết minh chiếc bút bi I. Mở bài(0,5 điểm) - Giới thiệu chung về cây bút bi. II. Thân bài (3,5 điểm) 1. Giới thiệu nguồn gốc của bút bi (0,5 điểm) - Người được cấp bằng phát minh đầu tiên: John J. Loud (Mỹ), nhưng phải đến Lazo Biro (Hungary) thì chiếc bút bi mới thực sự được hoàn thiện. - Lý do phát minh: phát hiện loại mực dùng in giấy rất nhanh khô, nghiên cứu để làm ra loại bút sử dụng loại mực này. 2. Cấu tạo cơ bản của bút bi(1,0điểm) - Vỏ bút: phần bên ngoài, hình ống trụ, dài khoảng 14 - 15cm, chất liệu nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất. - Ruột bút: phần bên trong, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. - Các bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ. 3. Phân loại (0,5 điểm) - Theo kiểu dáng (đa dạng, phong phú...) - Theo màu sắc mực (xanh, đỏ, tím, đen...) - Theo hãng sản xuất (trong nước và nước ngoài) 4. Tác dụng(0,5 điểm) -Dùng để ghi chép sách vở, nhật ký - Gắn bó với học sinh, sinh viên như một người bạn. 5. Ưu, nhược điểm (1,0 điểm)
- * Ưu điểm: (0,5 điểm) - Gọn nhẹ, dùng bền. - Giá rẻ hơn nhiều so với các loại bút ngòi. - Giúp viết chữ nhanh. - Làm chữ viết trên giấy mau khô, không bị thấm mực sang trang khác. * Nhược điểm: (0,5 điểm) - Viết nhanh dễ làm nét chữ cứng, mất thanh, đậm. - Chỉ dùng được một lần (đến khi hết mực), đa số không thể tái sử dụng. III. Kết bài( 0,5 điểm) - Đánh giá cá nhân về cây bút bi (vai trò, tình cảm ). Hình thức: bài văn bố cục 3 phần:0,5 điểm
- PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRỌNG QUAN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học: 2022-2023 Thời gian làm bài: 90 phút I/ ĐOC- HIỂU VĂN BẢN (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Hươu soi mình trong bóng nước Bên dòng suối trong xanh, có một chú hươu đang đứng soi mình trong bóng nước. Ngắm cặp sừng, chú tự hào: “Cặp sừng của mình mới to và đẹp làm sao? Từng nhánh sừng cong vút, vươn lên cao trông thật là đẹp!”. Nhưng khi ngắm đến hai đôi chân, chú bỗng thấy buồn vì những chiếc chân trông gầy guộc, khẳng khiu, chẳng đẹp chút nào. Đang buồn rầu, chú bỗng giật mình khi thấy bầy chó săn xuất hiện. Chú vội co cẳng chạy. Cặp sừng to, đẹp lúc này đã trở nên vướng víu quá. Nó mắc lung tung vào những cành cây làm chú suýt ngã mấy lần. Cũng may nhờ hai đôi chân rắn chắc, nhanh nhẹn mà chú đã thoát khỏi bầy chó săn hung dữ. Thoát nạn rồi, chú hươu mới tự nói: “Ôi! Những đôi chân quý giá của ta! Ta đã nhầm khi không thấy được giá trị thật sự của chúng.” (Theo La- phông-ten) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3: Tìm từ tượng hình trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của từ tượng hình đó? Câu 4: Qua đoạn trích em cảm nhận được điều gì? II/ TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Nêu giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao – Sách giáo khoa ngữ văn 8, tập 1 (bằng đoạn văn 3- 5 dòng). Câu 2( 5.0 điểm).Thuyết minh về tác giả An-đéc –xen và văn bản “Cô bé bán diêm”( sách ngữ văn 8, tập 1). ..Hết ..
- ĐÁP ÁN I/ ĐOC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm): Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự (0,5 điểm) Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba (0,5 điểm) Câu 3: - Tìm từ tượng hình trong đoạn trích trên: gầy guộc, khẳng khiu (0,5 điểm) (Hs tìm ít nhất 02 từ). - Nêu tác dụng của từ tượng hình đó: làm cho câu văn giàu hình ảnh, chân thực, diễn tả được hình ảnh đôi chân nhỏ bé của chú hươu(0,5 điểm) Câu 4: Qua đoạn trích em cảm nhận được: - Cần phải trân trọng những gì mình đang có (0,5 điểm) - Đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá giá trị của một vật (0,5 điểm) (có những thứ bề ngoài đẹp đẽ nhưng lại ít giá trị, ngược lại có những thứ bình thường nhưng lại mang đến những giá trị to lớn.) II/ TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao( bằng đoạn văn 3-5 dòng): - Sự đồng cảm, sẻ chia, cảm thông sâu sắc của nhà văn trước số phận đau thương, bất hạnh của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. - Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng với người nông dân của nhà văn, đồng thời ngợi ca những phẩm chất quý báu của lão Hạc. Câu 2 (5,0 điểm): a, Mở bài ( 0,5 điểm) : Giới thiệu khái quát về tác giả An đec-xen, tác phẩm « Cô bé bán diêm. » b, Thân bài ( 4,0 điểm) * Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả An-đec- xen (dựa vào chú thích ở cuối bài văn) (1,5 điểm) - Tên quê, năm sinh, năm mất ( 0,5 điểm) - Cuộc đời? ( 0,5 điểm) - Sự nghiệp? Các tác phẩm chính ( 0,5 điểm) * Thuyết minh tác phẩm « Cô bé bán diêm » (2,0 điểm)
- - Xuất xứ (hoàn cảnh sáng tác) ( 0,25 điểm) - Thể loại, phương thức biểu đạt. ( 0,25 điểm) - Bố cục( 0,25 điểm) - Tóm tắt tác phẩm( 0,75 điểm) - Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (dựa vào ghi nhớ về tác phẩm trong SGK để nêu nên một số ý chính về ND và NT) ( 0,5 điểm) c, Kết bài (0,5 điểm) : Đánh giá lại tác giả, tác phẩm, nêu cảm nghĩ về tác giả, tác phẩm