Đề kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 7 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 7 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu_van_lop.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 7 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)
- PHÒNG GD& ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRỌNG QUAN Môn: Ngữ Văn 7 ( ĐỀ 1) Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm 2 trang giấy) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chót trên cành cao vót Ôi! từ không đến có Mấy quả sấu con con Xảy ra như thế nào? Như mấy chiếc khuy lục Nay má hây hây gió Trên áo trời xanh non. Trên lá xanh rào rào. Trời rộng lớn muôn trùng Một ngày một lớn hơn Đóng khung vào cửa sổ Nấn từng vòng nhựa một Làm mấy quả sấu tơ Một sắc nhựa chua giòn Càng nhỏ xinh hơn nữa. Ôm đọng tròn quanh hột Trái con chưa đủ nặng Trái non như thách thức Để đeo oằn nhánh cong. Trăm thứ giặc, thứ sâu, Nhánh hãy giơ lên thẳng Thách kẻ thù sự sống Trông ngây thơ lạ lùng. Phá đời không dễ đâu! Cứ như thế trên trời Chao! cái quả sâu non Giữa vô biên sáng nắng Chưa ăn mà đã giòn, Mấy chú quả sấu non Nó lớn như trời vậy, Giỡn cả cùng mây trắng Và sẽ thành ngọt ngon. Mấy hôm trước còn hoa Mới thơm đây ngào ngạt, Thoáng như một nghi ngờ, Trái đã liền có thật. (Trích trong tập “Tôi giàu đôi mắt” (1970), “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu) Câu 1(0,5 điểm). Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2(0,5 điểm). Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh C. Nhân hóa và Ẩn dụ B. Nhân hóa và So sánh D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ. Câu 3(0,5 điểm). Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào? A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng. B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ. C. Những quả sâu non nhí nhảnh. D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục. Câu 4(0,5 điểm). Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”? A. Vì chúng ở trên cao. B. Vì chúng là những quả sấu non.
- C. Vì chúng chưa lớn. D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn. Câu 5(0,5 điểm). Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì? A. Vui B. Đùa C. Chơi D. Nghịch Câu 6(0,5 điểm). Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì? A. Vui sướng C. Ngạc nhiên và thích thú B. Bất ngờ D. Phấn khởi Câu 7(0,5 điểm). Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì? A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn. B. Thể hiện sự gần gũi. C. Thể hiện sự vui đùa. D. Thể hiện thân thiết. Câu 8(0,5 điểm). Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên? A. Miêu tả quả sấu non trên cao. B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu. C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu. D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược. Câu 9 (1,0 điểm).Xác định biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ sau và nêu tác dụng ? Trái non như thách thức Trăm thứ giặc, thứ sâu, Thách kẻ thù sự sống Phá đời không dễ đâu! Câu 10 (1,0 điểm). Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì ? PHẦN II: VIÊT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích nhân vật con lừa trong văn bản sau: CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình Họ xúc đất đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. . .HẾT
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 Môn: Ngữ văn lớp 7( ĐỀ 1) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 D 0,5 9 - Xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: 1,0 + So sánh: Trái non như thách thức + Nhân hóa: Thách thức -> Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. 10 - HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người đọc. 1,0 - Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn nhắn nhủ tới người đọc về lòng yêu thiên nhiên say mê. - Hãy chiêm nghiệm, khám phá những điều kì diệu của thiên nhiên xung quanh chúng ta. II VIẾT 4,0 1. Yêu cầu về kĩ năng: 0,25 - Học sinh biết viết một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một truyện ngụ ngôn; có bố cục đầy đủ, hoàn chỉnh; làm nổi bật được đặc điểm nhân vật. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, - Diễn đạt trôi chảy đảm bảo tính lập luận và sự liên kết; trình bày sạch đẹp; có tố chất văn chương. - Đảm bảo cấu trúc bài văn có đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh xác định đúng vấn đề và phạm vi phân tích, có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các nội dung sau: a. Mở bài: - Giới thiệu được tác phẩm, nhân vật con lừa già 0,25 - Nêu ấn tượng chung về nhân cần phân tích b. Thân bài: Nêu và phân tích những đặc điểm của nhân vật: 2,75 - Hoàn cảnh của nhân vật con lừa già: xảy chân rơi xuống một cái giếng -> đó là tai nạn xẩy ra bất ngờ đối với con lừa già đẩy nó vào tình
- thế nguy hiểm. Đó cũng là tình huống khó khăn mà con người gặp phỉa trong cuộc sống - Con lừa già rất thông minh, không nản chí bỏ cuộc , bỏ cuộc đã tìm cách vượt qua khó khăn, tự cứu bản thân mình thoát khỏi nguy hiểm: (Phân tích dẫn chứng: Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn.-> hành động của con lừa già thể hiện sự thông minh, khiến chúng ta khâm phục) - Con lừa già nhận kết quả tốt đẹp: Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Tác giả dân gian đã khéo léo xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật chủ yếu qua hành động - Cách kể chuyện ngắn gọn, đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lắng đọng cảm xúc bài học sâu sắc trong lòng người đọc-> thể hiện đúng đặc điểm của truyện ngụ ngôn. c. Kết bài - Khẳng định lại đặc điểm của nhân vật. - Tình cảm của bản thân với nhân vật 0,25 - Liên hệ: Nhân vật lừa để lại cho em những suy nghĩ, bài học (Về cách ứng phó với tình huống khó khăn: Thay vì kêu khóc, cần bình tĩnh tìm cách cứu mình, trước khi người khác đến cứu giúp ) d. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy 0,25 nghĩ đánh giá sâu sắc về nhân vật cần phân tích Tổng 10,0