Đề kiểm tra giữa kì II năm học 2022-2023 môn Khoa Học Tự Nhiên Lớp 6 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II năm học 2022-2023 môn Khoa Học Tự Nhiên Lớp 6 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_giua_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_khoa_hoc_tu_nhi.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II năm học 2022-2023 môn Khoa Học Tự Nhiên Lớp 6 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG Năm học 2022 - 2023 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) MỨC ĐỘ Điểm Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao số Chủ đề Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (từ bài vai trò 8 câu 0 câu 5 câu 1 câu 0 câu 1 câu 0 câu 1 câu 13 câu 3 câu 9,25 đ của thực vật trong đời = 2 đ =0đ = 1,25đ = 2điểm =0đ = 2đ =0đ =2đ =3,25đ =6đ sống và trong tự nhiên ) 2 câu 0 câu 1 câu 0 câu 0 câu 0 câu 0 câu 0 câu 3 câu 0 câu 0,75 đ Chủ đề 9: Lực = 0,5đ =0đ =0,25đ =0đ =0đ =0đ =0đ =0đ =0,75đ =0đ Số câu/ số ý 10 câu 0 câu 6 câu 1 câu 0câu 1 câu 0 câu 1 câu 13câu 3câu Điểm số 2,5 đ 0 đ 1,5đ 2 đ 0đ 2 đ 0 đ 2 đ 4đ 6đ Tổng số điểm 2,5 3,5 2 2 10 10,0đ
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/ TT Mức độ đánh giá Chủ đề Đơn vị kiến thức Nhận biêt Thông hiểu Vận Vận dụng dụng cao 5 1 Nhận biết C1;2;3;4;8 C17 - Nhận biết được vai trò của thực vật trong ( TN) (TL) tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm - Vai trò của thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, thực vật trong Thông hiểu đời sống và - Trình bày được vai trò của thực vật trong trong tự nhiên đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, Chủ đề 8: Đa đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo dạng thế giới vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây sống (từ bài vai rừng, ...). 1 trò của thực Đa dạng động vật Nhận biết 2 1/2 vật trong đời không xương - Nhận biết được các nhóm động vật không C6;7 C19 (TL) sống và trong sống xương sống tự nhiên) Vận dụng - Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống .Chọn lọc và xắp xếp được các sinh vật đã cho vào nhóm động vật không xương sống Đa dạng động vật Nhận biết 1 5 1/2 1 có xương sống - Nhận biết được các nhóm động vật có C9 C5;10;11;12 C19. C18 xương sống ; ( TL) ( TL)
- Thông hiểu 13 -Nhận biết được một số đại diện thuộc lớp (TN) nào trong động vật có xương sống Vận dụng - Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống .Chọn lọc và xắp xếp được các sinh vật đã cho vào nhóm động vật có xương sống Vận dụng cao -Vận dụng kiến thức giải thích tại sao một số động vật có xương sống thuộc lớp Bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông và lấy được vd minh họa 2 Lực và tác dụng Nhận biết 2 1 Chủ đề 9: Lực của lực - Nêu được đơn vị lực đo lực. C14; C16 Nhận biết được dụng cụ đo lực là lực kế.. 15 (TN) - Thông hiểu: (TN) Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. Tổng 7 5 3 1 Tỉ lệ % 17,5% 12,5% 60% 10% Tỉ lệ chung 30% 70%
- PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG Năm học 2022 – 2023 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất (4,0 đ mỗi ý đúng được 0.25đ) Câu 1. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2 B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2 C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2 D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2 Câu 2. Đâu không phải là vai trò của thực vật ? A. Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. C. Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí. D. Chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Câu 3. Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật ? A. Du canh du cư. B. Trồng cây gây rừng. C. Phá rừng làm nương rẫy. D. Xây dựng các nhà máy thủy điện. Câu 4. Cho các vai trò sau: (1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người. (2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận. (3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người. (4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu. (5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người. Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người? A.(1),(2),(3) B.(2),(3),(5) C.(1),(3),(4) D.(2),(4),(5) Câu 5: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là? A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống. C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu. Câu 6: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất? A. Nhóm cá. B. Nhóm chân khớp. C. Nhóm giun. D. Nhóm ruột khoang. Câu 7: Động vật không xương sống bao gồm: A. Ngành ruột khoang, các ngành giun,ngành thân mền, ngành chân khớp B. Ngành ruột khoang, các ngành giun, ngành thân mền, cá C. Ngành ruột khoang, các ngành lưỡng cư,ngành thân mền, cá D. Ngành ruột khoang,các ngành giun,bò sát, ngành chân khớp Câu 8: Thực vật có vai trò gì đối với động vật? A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu. C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở. Câu 9: Động vật có xương sống bao gồm: A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú. D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Câu 10: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát? A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa C. Cá sấu D. Cá heo.
- Câu 11: Loài chim nào dưới đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội? A. Chim bồ câu B. Chim cánh cụt C. Gà D. Vịt Câu 12: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp thú? A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa C. Cá sấu D. Cá heo Câu 13: Chi trước biến đổi thành cánh da là đặc điểm của loài nào dưới đây? A. Chim bồ câu B. Dơi C. Thú mỏ vịt D. Đà điểu Câu 14: Đơn vị đo lực là A. Kilôgam B. Gam C. Lít D. Niutơn Câu1 5: Dụng cụ dùng để đo lực là A. Cân B. Nhiệt kế C. Lực kế D. Đồng hồ Câu 16: Hình dưới đây biểu diễn lực có A. Độ lớn 90N, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái B. Độ lớn 90N, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải C. Độ lớn 30N, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải D. Độ lớn 30N, phương nằm ngang, chiều từ dưới lên trên Phần II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17 (2,0 điểm): Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người? Câu 18 (2,0 điểm): Giải thích tại sao một số động vật có xương sống thuộc lớp bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông? Cho ví dụ minh họa. Câu 19 (2,0 điểm): Cho các đại diện sinh vật: cá mập, cá voi, chim cánh cụt, ếch giun, cá sấu, thú mỏ vịt, cua, san hô, giun đất, hến, mực, bọ cánh cam, lươn, hươu, cá ngựa. Hãy sắp sếp chúng vào các nhóm động vật theo bảng sau: Nhóm động vật Đại diện sinh vật ======= HẾT========
- PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG Năm học 2022 - 2023 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Phần I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm (0,25 điểm x 16 câu = 4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D B C B B A D Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C B D B D C B Phần II. TỰ LUẬN: Câu Nội dung Điểm - Vai trò của thực vật đối với động vật: + Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả khí oxigen và tạo 0,5 chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của thực vật. + Thực vật còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. 0,5 Câu 17 - Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: (2,0 đ) + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. 0,5 + Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng. 0,25 + Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, bên 0,25 cạnh những cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khỏe con người nếu ta sử dụng chúng không đúng cách. - Nhiều loài động vật có xương sống bắt sâu bọ, côn trùng gặm nhấm 1,0 phá hoại cây trồng, gây thất thu cho nhà nông vì thế có thể nói chúng là bạn của nhà nông. Câu 18 - Ví dụ: 1,0 (2,0 đ) + Lớp bò sát có thằn lằn bắt côn trùng sâu bọ, rắn bắt chuột. + Lớp chim có chim sẻ, chim sâu bắt sâu bọ. + Lớp thú có mèo bắt chuột Nhóm động vật Đại diện sinh vật Thú Cá voi, thú mỏ vịt, hươu Mỗi ý Bò sát Cá sấu đúng Câu 19 Chim Chim cánh cụt 0,25 (2,0 đ) Lưỡng cư Ếch giun Cá Lươn, cá mập, cá ngựa Thân mền Hến, mực Chân khớp Cua, bọ cánh cam
- Giun Giun đất Ruột khoang San hô Một số điểm lưu ý khi chấm 1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. 2. Việc chi tiết điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất với hướng dẫn chấm thi. 3. Sau khi cộng tổng toàn bài, làm tròn tới 0,5 điểm (lẻ 0,25 điểm làm tròn thành 0,5 điểm; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm) Duyệt BGH HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN Phạm Thị Dung Hà Thị Kim Dinh Phạm Thị Duyên