Đề kiểm tra giữa kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

docx 6 trang Minh Lan 14/04/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu_van_lop_9_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG MÔN NGỮ VĂN 9 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I.Đọc hiểu - Nhận diện - Khái quát - Nhận xét/ tác giả, tác chủ đề/ nội đánh giá về - Ngữ liệu: phẩm dung chính/ tư tưởng/ Văn bản nhật vấn đề quan điểm/ dụng/ văn bản chính văn tình cảm/ nghệ thuật bản đề cập thái độ của - Tiêu chí lựa tác giả thể - Hiểu được chọn ngữ liệu: hiện trong tư tưởng đoạn văn có độ Hoàn cảnh ra văn bản của tác giả dài khoảng 150 đời của tác -200 chữ phẩm Số câu 1 2 1 4 Tổng Số 0.5 1.5 1.0 3 điểm Tỉ lệ 5% 15% 10% 30% II.Tạo lập văn bản Câu 1: Vị trí, nội dung đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Số câu 1 1 Số điểm 2.0 2 Tỉ lệ 20% 20% Câu 2. Nghị Viết bài văn luận văn học: thuyết minh về tác phẩm văn Nghị luận về học một tác phẩm
  2. thơ Số câu 1 1 Tổng Số 5 5 diểm Tỉ lệ 50% 50 Số câu 1 3 1 1 6 Tổng Số 0.5 3.5 1 5 10 điểm Tỉ lệ 5% 35% 10% 50% 100% PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG NĂM HỌC 2022- 2023
  3. MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan! Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ quần áo nhem nhuốc, chân tay run lên vì cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được bố thí vài ngàn bạc lẻ để mua một chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, và lại chìa nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào cái nón của ông lão. Ông già cảm động run run, không nói lời ơn mà cúi đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị câm...” Câu 1. (0.5 điểm ). Nêu 2 phương thức biểu đạt có trong đoạn trích trên. Câu 2. (0.5 điểm ). Khách uống cà phê có thái độ như thế nào khi người ăn xin ngả nón xin tiền? Câu 3. (1.0 điểm). Hành động vuốt phẳng mấy tờ bạc trước khi bỏ vào nón của ông lão ăn xin thể hiện thái độ nào của ông lão bán vé số? Câu 4. (1.0 điểm). Thông điệp mà đoạn văn trên gửi tới chúng ta là gì? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 ( 2 điểm) Nêu vị trí và nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của tác giả Nguyễn Du? Câu 2. ( 5 điểm) Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ: “ Đồng Chí”. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM
  4. A. Yêu cầu chung: - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phần chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh; chấp nhận cách diễn đạt , thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất của người học. B. Hướng dẫn cụ thể: Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU (3,0điểm) Câu 1 Hai phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả. Hoặc biểu cảm. 0,5 Lưu ý: Nêu đúng 1 phương thức được 0,25 điểm nêu hơn 2 phương thức biểu đạt không cho điểm. Câu 2 Khi người ăn xin ngả nón xin tiền, khách uống cà phê có thái độ: vẫn 0,5 thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Câu 3 Hành động vuốt phẳng mấy tờ giấy bạc trước khi bỏ vào nón của ông 1,0 lão ăn xin thể hiện sự tôn trọng của người bán vé số với ông lão ăn xin. Lưu ý: Có thể diễn đạt khác nhưng phải thể hiện đúng thái độ, tình cảm của người bán vé số. Câu 4 Thông điệp: Cần phải có thái độ thân thiện, đồng cảm sẻ chia, biết ơn, 1,0 yêu thương, tôn trọng người khác... PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN ( 7 điểm) Câu 1 Vị trí: - Đoạn trích nằm ở phần 2 gia biến và lưu lạc từ câu 1033 đến 2 câu 1054 - Nội dung: Sau khi bị thằng bán tơ vu oan, cha và em bị bắt và đánh đập. Tài sản gia đình bị bọn sai nha đến cướp “ Sạch sành sanh”. Kiều quyết định bán mình chuộc cha, Kiều theo chân Mã Giám Sinh đinh ninh là về quê chồng trên danh nghĩa là vợ lẽ. Nào ngờ sau hơn 1 tháng ròng. Mã Giám Sinh đưa Kiều đến Lâm Tri, nàng mới biết mình mình bị lừa, ép vào lầu xanh. Đau đớn vì bị lừa gạt, nàng toan tự vẫn nhưng Mã Giám Sinh và Tú Bà sợ mất cả vốn lẫn lời nên Tú Bà dùng lời lẽ ngon ngọt đưa nàng ra lầu Ngưng Bích một nơi vắng vẻ, tách biệt cuộc sống bên ngoài với lời hứa mụ ta sẽ tìm người tử tế cho nàng. Xong chúng bàn âm mưu đen tối để đẩy Kiều vào lầu xanh lần 2. Trong hoàn cảnh cô đơn tủi nhục, nàng bộc lộ tâm tư, tình cảm qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích.”
  5. 1. Mở bài 5 - Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm. - Nêu vai trò vị trí của tác giả trong nền văn học hiện đại Việt Nam 0.5 2. Thân bài * Giới thiệu khái quát tác giả Chính Hữu : 3.5 - Chính Hữu 1926 - 2007 tên thật là Trần Đình Đắc -Quê huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. - Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chính Hữu bắt đầu cầm bút từ năm 1947 và tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính và chiến tranh. - Thơ Chính Hữu vừa hàm xúc,vừa trí tuệ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú, khi thiết tha trầm hung, khi lại sâu lắng hàm súc. - Tác phẩm chính : Đầu súng trăng treo ( 1966), Thơ Chính Hữu ( 1977), Tuyền tập Chính Hữu 1988). - Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. * Bài thơ Đồng Chí - Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Như vậy, bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa , mạnh mẽ của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. - Bài thơ được in trong tập Đầu súng trăng treo ( 1966) Bài thơ có bố cục:ba phần + Phần 1: 7 câu đầu: Những cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội + Phần 2: 10 câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí đồng đội + Phần 3: 3 câu cuối: Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật - Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính Cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. - Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường. - Bài thơ viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. 0.5 3. Kết bài - Khẳng định vai trò vị trí của tác phẩm sống mãi trong trái tim bạn đọc.
  6. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo có suy nghĩ riêng, sâu 0,25 sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Điểm tổng cộng: 10,0 điểm HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG GV RA ĐỀ Phạm Thị Dung Nguyễn Thị Nhài Phạm Thị Hường