Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_trong_qua.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)
- PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRỌNG QUAN Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, Người không thương nhau có rất ít ở trên đời! Anh hát em nghe về những con người Sống với đất chết lẫn vào cùng đất Chỉ để lại nụ cười chân thật Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn? (Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Theo baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010) Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm) Câu 2. Ghi lại 02 dòng thơ có sử dụng cặp từ trái nghĩa và chỉ rõ cặp từ trái nghĩa đó. (0,75 điểm) Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3. (0,75 điểm) Câu 4. Em có đồng tình với quan niệm: “Người không thương nhau có rất ít ở trên đời” không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1(2.0 điểm). Sau khi học xong văn bản Ôn dịch, thuốc lá, em thấy mình cần phải làm gì để góp phần hạn chế ôn dịch này? Câu 2(5.0 điểm). Viết bài văn giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố và văn bản Tức nước vỡ bờ (SKG Ngữ văn 8-Tập I). ----------HẾT----------
- ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I.ĐỌC 1 Thể thơ tự do 0,5 điểm HIỂU 2 Cho lắng lại vui buồn muôn thuở/ Sống với đất chết lẫn vào 0,75 điểm cùng đất Cặp từ trái nghĩa: vui - buồn; sống - chết 3 -Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3: 0,75 điểm Những câu hát nhắc ... -Tác dụng: Nhấn mạnh hơn để người đọc chú ý vào những nội dung tiếp sau đó: Những câu hát kia nhắc chúng ta là phải nhớ công lao của người đã ngày đêm vất vả làm ra hạt gạo. Không lên ăn mà không nghĩ tới công lao của người thức khuya dậy sớm, vất vả bao ngày để làm ra hạt gạo 4 Trình bày quan điểm cá nhân, nêu rõ lý do. 1,0 điểm Gợi ý: Đồng ý với "Người không thương nhau có rất ít ở trên đời" + Trong cuộc sống hiện nay, có rất ít người không thương nhau. + Nhân dân ta luôn yêu thương, chia sẻ, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau - đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. II. 7.0 điểm LÀM VĂN 1 Đảm bảo các ý sau: 2.0 điểm Xã hội ngày càng phát triển, có không ít những tác nhân làm nguy hại đến sức khoẻ của con người mà tiêu biểu là thuốc lá. Để góp phần chống nạn hút thuốc lá, là học sinh em sẽ: - Nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá. - Tự bản thân phải ý thức cao, chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ của chính mình và những người thân trong gia đình mình. - Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức đến mọi người. - Nhắc nhở các bậc phụ huynh, người lớn khi họ hút thuốc, nên làm gương cho giới trẻ - Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối. => Thuốc lá có hại. Thuốc lá nguy hiểm cho sức khoẻ. Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá! 2 Thuyết minh về tác giả, tác phẩm 5.0 điểm a- Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh 0.25 b- Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh 0.25 c- Triển khai vấn đề thành các nội dung * Về nội dung: a. Mở bài – Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh 0.5 b. Thân bài 3.0
- • Ý 1. Thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố 1.0 điểm Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940), * Ý 2. Thuyết minh về văn bản Tức nước vỡ bờ 2.0 điểm + Xuất xứ Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của 0.25 tiểu thuyết Tắt đèn - tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố + Tóm tắt đoạn trích 1.0 Mùa thu sưu thuế nữa lại đến. Gia đình chị Dậu thuộc loại nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền đóng sưu cho anh Dậu, thậm chí chị Dậu đã phải bán cả đàn chó và đứa con gái đầu lòng là cái Tí của mình để anh không bị đánh đập. Bọn chúng còn vô lí đến mức bắt anh chị đóng luôn phần sưu cho người em trai anh Dậu đã mất từ năm ngoái. Quá bất lực, chị Dậu gào khóc giữa sân đình. Đêm đó người ta vác anh Dậu về nhà trong trạng thái bị đánh thương nặng sắp chết. Dân làng thương tình đến giúp đỡ khiến anh Dậu tỉnh dậy. Bà hàng xóm cho anh chị bơ gạo để nấu cháo, lại hay lật đật chạy sang hỏi thăm tình hình của anh. Cháo vừa đưa đến miệng anh Dậu cũng là lúc mấy tên cai lệ chạy vào đòi mang anh ra đình đánh tiếp. Chị Dậu xuống nước van xin bọn chúng buông tha cho chồng mình nhưng càng xin chúng lại càng chửi bới; thậm chí tên cai lệ còn bịch luôn vào ngực chị. Đến đây, chị không chịu nổi nữa bèn đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Sức chúng không lại chị nên bị chị cho ngã nhào ra nhà trong sự gào khóc của con và sự van xin của người chồng; nhưng chị Dậu đã tuyên bố thà ngồi tù còn hơn để bọn chúng bắt nạt. + Giá trị nội dung và nghệ thuật Nội dung: Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích 0.75 “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính
- kịch. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí. Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt. c. Kết bài 0.5 - Đánh giá chung e- Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính 0.5 tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng 10.0 đ điểm ---------------------------- PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRỌNG QUAN Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Cậu bé và cây si già Ở ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Ghi lại câu ghép có trong văn bản. Câu 3 (1.0 điểm). Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? Câu 4. (1.0 điểm). Em rút ra bài học gì từ văn bản trên? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1(2.0 điểm). Sau khi học xong văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, em sẽ làm gì để góp phần hạn chế tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông? Câu 2 (5.0 điểm). Viết bài văn thuyết minh về thể thơ lục bát.
- ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 điểm 2 Câu ghép: Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt 0,5 điểm nước. 3 - Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên 1.0 điểm cây si già. - Hành động đó hoàn toàn sai trái. - Vì cậu đang gây đau đớn cho cây, trực tiếp phá hoại thiên nhiên. 4 – Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình 1,0 điểm không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh ) dù vô tình hay cố ý. – Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm II 1 Hs nêu được các việc cần làm. Ví dụ: 2.0 điểm -Nói KHÔNG với túi nilon -Không dùng ống hút nhựa -Không dùng thìa, dĩa, bát, đĩa bằng nhựa -Không xả rác bừa bãi -Không sử dụng bao bì ni-lông khi không cần thiết -Có thể tái chế để sử dụng lại -Thay thế túi đựng bao bì ni-lông bằng giấy, lá -Tuyên truyền về tác hại của việc dùng bao bì ni lông 2 Thuyết minh về thể thơ lục bát. 5.0 điểm a- Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh 0.25 điểm b- Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh 0.25 điểm c- Triển khai vấn đề thành các nội dung A. Mở bài 0.5 điểm Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc). B. Thân bài 3.0 điểm 1. Nguồn gốc xuất xứ của thể thơ lục bát 0.5 điểm -Thơ lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc ta. - Thể thơ này thường được dùng trong những bài dân ca, ca dao 1. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: a. Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định) 1.5 điểm * Số câu, số tiếng: - Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng. - Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay
- có thể có nhiều câu nối dài. * Cách gieo vần: - Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài. - Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng. * Phối thanh: - Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng. - Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại). - Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc * Nhịp và đối trong thơ lục bát: - Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3 * Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ. b. Trường hợp ngoại lệ: * Lục bát biến thể: - Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo. 0.5 điểm - Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc: - Gieo vần: Có thể gieo vần trắc: c. Tác dụng của thơ lục bát: - Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt. 0.5 điểm - Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả. 3. Kết bài - Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam. 0.5 điểm - Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du - Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu -> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam. e- Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính 0.5 tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10.0 điểm ----------HẾT----------