Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

doc 7 trang Minh Lan 14/04/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu_van_lop_8_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HƯNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2022- 2023 Tên chủ TL TL Tổng đề TL TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Phần Nêu được Hiểu và cảm Tạo lập được Văn bản tên tác giả nhận được đoạn văn cảm thụ về nội và tác giá trị nhân dung, nghệ phẩm. đạo của thuật của thơ đoạn trích. cách mạng đầu thế ki XX Số câu Số câu 1 Số câu 1 Số câu 1/2 Số câu: Số điểm Số điểm 0,5 Số điểm 1 Số điểm 2 2.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ 5 % Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 20% Số điểm: 3.5 35% Phần - Tìm được -Sử dụng Tiếng trường từ được câu vựng. ghép khi tạo Việt - Tìm câu lâp đoạn văn ghép và xđ mối quan hệ Số câu Số câu 2 Số câu 1/2 Số câu : Số điểm Số điểm 1,0 Số điểm 0,5 2.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ 10 % Tỉ lệ 5 % Số điểm: 1.5 15 % Phần Tập Viết bài văn làm văn thuyết minh trong đó có vận dụng các phương pháp thuyết minh.
  2. Số câu Số câu :1 Số câu : 1 Số điểm Số điểm 5 Số điểm: Tỉ lệ % 50% 5 50% Tổng Số câu 3 Số câu :1,5 Số câu :0,5 Số câu :1 Số câu: 6 Số câu Số điểm 1,5 Số điểm 1,5 Số điểm 2 Số điểm 5 Số điểm: Số điểm Tỉ lệ 15% Tỉ lệ 15% Tỉ lệ 20% Tỉ lệ 50% 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. PHẦN ĐỌC- HIỂU( 3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : “ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa....” Câu 1( 0.5 điểm): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? Câu 2( 1.0 điểm): Trong đoạn trích trên, giá trị nhân đạo được nhà văn thể hiện như thế nào? Câu 3( 0.5 điểm): Tìm các từ thuộc trường từ vựng “ thiên nhiên ” trong đoạn trích ? Câu 4(1. 0 điểm): Tìm câu ghép trong đoạn trích trên và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN( 7.0 điểm): Câu 1( 2.0 điểm): Cho hai câu thơ sau: “ Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con.” ( Trích “ Đập đá ở Côn Lôn”- Phan Châu Trinh ) Viết đoạn văn cảm nhận về hai câu thơ trên? Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và gạch chân dưới câu ghép đó. Câu 2 (5.0 điểm): Thuyết minh về chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam. HẾT
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN Câu Nội dung Điểm hỏi 1 Đoạn trích trên trích trong tác phẩm “Cô bé bán 0.5đ diêm”(0.25 đ) Tác giả : An-đéc-xen (0,25 đ). I. 2 HS nêu được nội dung cơ bản của đoạn văn: 1.0đ ĐỌC- Bằng ngòi bút nhân đạo và trái tim chan chứa yêu HIỂU thương, nhà văn An-đéc-xen miêu tả cái chết của cô bé VĂN bán diêm thật huy hoàng và cao đẹp, chết mà “đôi môi BẢN đang mỉm cười” một cách hạnh phúc và mãn nguyện bởi những điều kì diệu mà em đã trông thấy qua ánh lửa diêm trong giây phút cuối cùng.... 3 Trường từ vựng “Thiên nhiên” : Tuyết, mặt đất, bầu 0.5đ trời. 4 Câu ghép trong đoạn trích : Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt dất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói 0.5đ chang trên bầu trời xanh nhợt. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu: Quan hệ tương phản 1 Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau: 2đ a. Yêu cầu về kĩ năng : 0.5đ - Viết đúng hình thức đoạn văn, chữ viết sạch đẹp, không mắc quá 2 lỗi các loại, dung lượng hợp lý. - Dựng đoạn và liên kết đoạn tốt, mạch lạc. - Gạch chân câu ghép trong đoạn văn. II. b.Yêu cầu về nội dung: TẠO Cần nêu được các ý cơ bản sau: LẬP - Giới thiệu hai câu thơ nằm trong bài thơ “ Đập đá ở 0.5đ VĂN Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. BẢN - Chỉ ra được biện pháp tu từ: 0.5đ + Nói quá + Sử dụng điển tích + Giọng điệu hào hùng. -Nội dung : gợi hình ảnh người chiến sĩ cách mạng khi 0.5đ bị tù đầy với phong thái ung dung, đường hoàng , khí phách hiên ngang, kiên cường, bất khuất. Với họ, những người lớn lao, làm việc to lớn như “ đội đá vá trời “ thì khi tù đày chỉ là lúc “lỡ bước”, là việc “cỏn
  5. con” mà thôi. Họ là những người có bản lĩnh anh hùng không gì lay chuyển được. + Mỗi chúng ta cần biết ơn, tự hào... 2 Bài văn cần đảm bảo những yêu cầu sau: 5đ 1. Yêu cầu về kĩ năng: 0.5đ - Đúng kiểu bài thuyết minh - Bài văn có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết cho bài văn. - Trình bày sạch sẽ, khoa học. - Lời văn sinh động, hấp dẫn. 2. Yêu cầu về nội dung: 4đ Bài văn làm đúng kiểu bài thuyết minh, đảm bảo các ý cơ bản sau: A. Mở bài: Giới thiệu khái quát (ý nghĩa, vai trò ) của chiếc áo 0.5đ dài Việt Nam B.Thân bài: 3đ Học sinh cần trình bày được những nội dung sau: 1. Nguồn gốc, xuất xứ của chiếc áo dài Việt Nam. 2. Cấu tạo của bộ áo dài: - Áo: + Chiều dài áo (từ cổ xuống đến mắt cá chân); + Cổ áo (may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo); + Khuy áo (thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Hiện nay, để tiện dụng, các nhà thiết kế áo dài đã sử dụng khóa kéo thay thế cho khuy bấm); + Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. + Thân áo may sát người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. + Chất liệu: Áo được may bằng vải lụa, sa tanh, phi bóng, có độ mềm, bay. + Màu sắc: đa dạng, có thể một màu, hoặc vải hoa rực rỡ. Đẹp hơn nữa là vải thêu tay + Tay áo dài ko có cầu vai, may liền. Tay áo cũng có độ dài – ngắn khác nhau. Có áo tay ngắn quá vai, áo tay lửng quá khuỷu tay, áo tay dài đến cổ tay.
  6. + Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. - Quần: Áo dài thường mặc với quần lụa, satanh, phi bóng. Quần ống rộng, dài đến gót chân. Màu sắc phong phú, thường may một màu. 3. Nghề may áo dài: Có từ lâu đời và ngày càng mở rộng ở hầu khắp các địa phương. Thợ may áo dài có tay nghề cao, khéo tay, rất kiên trì. Ở Việt Nam, nổi tiếng nhất là thợ may áo dài người Huế với kĩ thuật thêu tay và kĩ thuật may điêu luyện. 4. Cách bảo quản áo dài Áo dài chất liệu chủ yếu vải mỏng, mềm + Khi giặt nhẹ nhàng, không giặt máy.. + Phơi ở nơi thoáng ít gió nắng 5. Vai trò, ý nghĩa của áo dài với phụ nữ Việt Nam và quốc tế: - Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu, coi là lễ phục. Luôn được phụ nữ Việt diện trong các dịp lễ quan trọng (dẫn chứng) - Học sinh, sinh viên thường mặc đồng phục áo dài - Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài (dẫn chứng về khách du lịch may áo dài ở các khu du lịch). 6. Vị trí của chiếc áo dài trong thời hiện đại và tương lai. 0.5đ - Hiện đại + Tuy đã xuất hiện nhiều mẫu mốt thời trang cùng sự du nhập của văn hóa thế giới nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được ý nghĩa của nó, và trở thành bộ lễ phục của người phụ nữ Việt mặc trong các dịp lễ đặc biệt. + Đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. -Tương lai của chiếc áo dài + Cách tân cho phù hợp với xu thế thời trang hiện đại song vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của chiếc áo dài truyền thống) C. Kết bài : Bày tỏ tình cảm với chiếc áo dài truyền thống, khẳng định vai trò của áo dài truyền thống trong đời sống người Việt Nam.
  7. 3. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo; có những suy nghĩ 0.5đ và phát hiện mới mẻ . BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ TRƯỞNG GV RA ĐỀ Phạm Thị Dung Nguyễn Thị Nhài Hoàng Thị Hồng