Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

docx 6 trang Minh Lan 14/04/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu_van_lop_9_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I.Đọc hiểu - Nhận diện - Khái quát - Nhận xét/ tác giả, tác chủ đề/ nội đánh giá về - Ngữ liệu: phẩm dung chính/ tư tưởng/ Ngoài SGK vấn đề quan điểm/ chính văn tình cảm/ bản đề cập thái độ của tác giả thể - Hiểu được hiện trong tư tưởng Hoàn cảnh ra văn bản đời của tác của tác giả phẩm Số câu 1 2 1 4 Tổng Số 0.5 1.5 1.0 3 điểm Tỉ lệ 5% 15% 10% 30% II.Tạo lập văn bản Câu 1: Cho biết hoàn cảnh sáng tác, bố cục bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Số câu 1 1 Số điểm 2.0 2 Tỉ lệ 20% 20% Câu 2. Thuyết Viết bài văn minh về tác thuyết minh về
  2. phẩm văn học tác phẩm văn hiện đại học Số câu 1 1 Tổng Số 5 5 diểm Tỉ lệ 50% 50 Số câu 1 3 1 1 6 Tổng Số 0.5 3.5 1 5 10 điểm Tỉ lệ 5% 35% 10% 50% 100%
  3. PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 120 phút) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: Tôi chỉ muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với những nghịch cảnh cuộc đời, thì đó thực sự là món quà quý giá. Có thể lúc đang khổ sở với vấn đề của mình, ta chỉ mãi vật vã đau buồn. Nhưng sau này hãy nhìn lại, ta sẽ thấy rằng những khó khăn đã đương đầu tạo nên câu chuyện của riêng ta. Hãy lấy bộ chuyện nổi tiếng thế giới “Harry Potter” ra làm ví dụ. Tôi cực kì thích “Harry Potter”. Nhớ những đêm tôi thức đến ba bốn giờ sáng ôm quyển truyện trong tay vừa đọc, vừa quệt nước mắt. Harry và những người bạn của cậu chỉ là tưởng tượng. Thế giới của phù thủy, đĩa thần, chổi bay có thể không có thật. Nhưng nỗi đau và sự tuyệt vọng là thật. Cảm giác đau đớn và cô độc là thật, sợ hãi và mất mát là thật { } Nhưng nỗi đau trong câu chuyện đã kết nối người đọc với tác giả, kết nối người đọc với nhau và góp phần làm nên thành công của bộ truyện. Và những mất mát đau thương ấy chân thật, bởi vì được viết bởi một con người đã nếm trải bao điều khốn khó của cuộc đời. J.K.Rowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo và trở thành một bà mẹ đơn thân. Nếu không trải qua từng ấy đau khổ chắc gì J.K.Rowling đã viết được câu chuyện sâu sắc dường vậy, chắc gì “Harry Potter” đã lay động lòng người và thành công đến thế? (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn, NXB hội nhà văn 2019, tr.68-69) Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2(0.5 điểm): Tác giả đã lấy bộ truyện nổi tiếng nào của thế giới để làm ví dụ? Câu 3(1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích phép tu từ liệt kê trong câu văn sau: “J.K.Rowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo và trở thành một bà mẹ đơn thân.” Câu 4 (1,0 điểm): Một bài học sâu sắc em rút ra được từ đoạn trích trên. Lí giải khoảng 3- 5 dòng. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 2 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Câu 2 ( 5 điểm): Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. HẾT
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM A. Yêu cầu chung: - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phần chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh: Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất của người học. B. Hướng dẫn cụ thể: Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU (3,0điểm) Câu 1 Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị Luận 0,5 Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm - Trả lời sai hoặc không trả lời không cho điểm Câu 2 Câu 2: Bộ truyện được tác giả lấy làm ví dụ: “Harry Potter”/ Truyện 0,5 “Harry Potter”, Harry Potter. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. - Trả lời không như đáp án hoặc không trả lời không cho điểm Câu 3 Câu 3: 1,0 a. Biện pháp tu từ liệt kê: chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo và trở thành một bà mẹ đơn thân. b. Tác dụng: Thể hiện đau thương mất mát mà nhà văn Rowling phải nếm trải trong cuộc đời - Nhấn mạnh tạo ấn tượng cho sự diễn đạt, tạo nhịp điệu, tạo tính lien kết Hướng dẫn chấm - Ý a: (0.5 điểm) + Chỉ ra được 3 cụm từ trở lên như đáp án (0.5 điểm) + Chỉ ra được 2 cụm từ trở lên như đáp án (0.25 điểm) + Trích dẫn nguyên văn: Không cho điểm - Ý b: (0.5 điểm) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm + Trả lời như đáp án hoặc có thể diễn đạt tương đương: 0.5 điểm + Trả lời còn chung chung, sơ sài: 0,25 điểm + Trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: Không cho điểm Câu 4 Câu 4: Học sinh rút ra một bài học sâu sắc và lí giải hợp lí 1,0 Có thể trả lời theo hướng sau: + Bài học: Trong cuộc sống con người phải biết đương đầu với khó khăn thử thách + Lí giải: Cuộc sống luôn có những khó khăn, thử thách đòi hỏi con người phải đối diện vượt qua: giúp con người rèn ý chí, bản lĩnh, nghị lực, để thành công trong cuộc sống
  5. Hướng dẫn chấm - Chỉ một bài học hợp lí 0,5 điểm, lí giải thuyết phục từ 2 ý trở lên 0.5 điểm - Trả lời còn chung chung sơ sài 0.25 điểm. - Trả lời chưa thuyết phục hoặc không trả lời: Không cho điểm PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN ( 7 điểm) Câu 1 a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được 1 sáng tác vào đầu năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, Thực tế cuộc sống gian khổ nơi chiến trường, sự chia sẻ của tình cảm người lính đã gợi cảm hứng cho tác giả. Sau chiến dịch Việt Bắc Thu Đông bản thân Chính Hữu bị ốm nặng được đưa về trạm quân y điều trị. Đơn vị cử một người đồng đội ở lại để chăm sóc ông. Cảm kích trước tấm lòng của người đồng đội ấy, ông đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “ Đầu súng trăng treo” xuất bản 1966. b. Bố cục + Bố cục: 3 phần - Phần 1: 6 câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí. - Phần 2: 10 câu thơ tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. 1 - Phần 3: 3 câu thơ cuối: Biểu tượng đẹp về người lính. Câu 2 1. Mở bài 5 - Giới thiệu về tác giả và tác giả. - Khẳng định tên tuổi của tác giả gắn với bài thơ 0.5 2. Thân bài a. Thuyết minh về tác giả 3.5 Phạm Tiến Duật sinh 1941, mất năm 2007, quê ở Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội, năm 1964 Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của các thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua câc hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang bước vào giai đoạn gay go ác liệt nhất. Nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. Các tác phẩm chính như: "Vầng trăng - quầng lửa" (1969), "Thơ một chặng đường" (1971), "Ở hai đầu núi" (1981). - Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  6. - Mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ Từ Hình ảnh những chiếc xe không kính: Tác giả khắc hoạ hình ảnh của những chiến sĩ lái xe dũng cảm hiên ngang. + Giá trị nội dung: Bài thơ của Phạm Tiến Duật đã khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính hiện lên đến mức trần trụi khơi gợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mĩ cam go ác liệt. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, sôi nổi, vui tươi dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm có một trái tim yêu nước mang lí tưởng khát vọng cao đẹp và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của tuổi trẻ thời chống Mĩ cứu nước. + Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, nhiều câu văn xuôi tạo sự phóng khoáng, ngang tàng. Thể thơ tự do, nhịp thơ sôi nổi trẻ trung tràn đầy sức sống.ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. Nhan đề bài thơ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. 3. Kết bài 0.5 - Khẳng định lại tác giả, tác phẩm sống mãi cùng bạn đọc d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo có suy nghĩ riêng, sâu 0,25 sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Điểm tổng cộng: 10,0 điểm KÍ DUYỆT BGH TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN