Bài giảng Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 2: Nhạc lí những thuộc tính của âm thanh. Tập đọc nhạc Số 1

ppt 35 trang Hải Phong 15/07/2023 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 2: Nhạc lí những thuộc tính của âm thanh. Tập đọc nhạc Số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_am_nhac_lop_6_tiet_2_nhac_li_nhung_thuoc_tinh_cua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 2: Nhạc lí những thuộc tính của âm thanh. Tập đọc nhạc Số 1

  1. Chủ đề 1: HÒA BÌNH Tiết 2 - Nhạc lí: Những thuộc tính của âm thanh - Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 1
  2. I. NỘI DUNG 1 Nhạc lí : Những thuộc tính của âm thanh, Các kí hiệu âm nhạc A. Hoạt động khởi động
  3. ĐỌC GAM ĐÔ TRƯỞNG I II III IV V VI VII VIII(I)
  4. I. NỘI DUNG 1 B. Hoạt động hình thành kiến thức
  5. 1.Những thuộc tính của âm thanh : a. Âm thanh có 2 loại: - Loại thứ nhất: Những âm thanh khôngc ó độ cao thấp (trầm bổng) rõ rệt, gọi là tiếng động (tiếng kẹt cửa, tiếng đá lăn, tiếng động cơ ) - Loại thứ hai: Những âm thanh có4 thuộc tính rõ rệt là âm thanh dùng trong âm nhạc. b. 4 thuộc tính của âm thanh là: cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc - Cao độ : Độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh - Trường độ : Độ ngân dài, ngắn của âm thanh. - Cường độ : Độ mạnh, nhẹ của âm thanh . - Âm sắc : Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh
  6. 2. Các kí hiệu âm nhạc : a. Các kí hiệu ghi cao độ của âm thanh: - Người ta dùng 7 tên nốt để ghi cao độ từ thấp lên cao là: Đồ – Rê – Mi – Pha – Son – La - Si
  7. b. Khuông nhạc : - Gồm 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau. Năm dòng kẻ này tạo nên bốn khe. Các dòng, khe được tính theo thứ tự từ dưới lên trên 3 Dòng và khe phụ trên 2 1 5 4 4 3 3 5 2 dòng 2 1 1 1 2 Dòng và khe phụ dưới 3 -Ngoài những dòng và khe chính còn có những dòng, khe phụ ở phía dưới và phía trên khuông nhạc
  8. c. Khóa nhạc : - Là kí hiệu để xác định tên nốt trên khuông nhạc. - Có 3 loại khóa nhạc: khóa son, khóa pha, khóa đô - Trong đó thông dụng nhất là : khóa son. - Khóa son được viết bắt đầu từ 2 dòng (dòng 2 chính là vị trí của nốt son).
  9. HÌNH NỐT NHẠC Hình nốt nhạc là kí hiệu ghi độ ngân dài ngắn của âm thanh.
  10. Hình nốt tròn (Có độ ngân dài nhất trong hệ thống hình nốt nhạc)
  11. Hình nốt trắng (Có độ ngân dài bằng nửa nốt tròn)
  12. Hình nốt đen (Có độ ngân dài bằng nửa nốt trắng)
  13. Hình nốt móc đơn (Có độ ngân dài bằng nửa nốt đen)
  14. Hình nốt móc kép (Có độ ngân dài bằng nửa nốt móc đơn)
  15. Quan hệ giữa các hình nốt nhạc được biểu hiện bằng sơ đồ dưới đây
  16. - Các nốt nhạc trên nằm ở dòng thứ ba đuôi nốt có thể quay lên hoặc quay xuống.
  17. 2. Cách viết các nốt nhạc trên khuông - Nốt nhạc có hình bầu dục nằm nghiêng về phía tay phải.
  18. - Các nốt nhạc từ khe thứ ba trở lên đuôi nốt thường quay xuống.
  19. -Các nốt móc đơn đứng cạnh nhau có thể nối với nhau bằng một vạch ngang.
  20. - Các nốt nằm ở dòng thứ3 đuôi nốt có thể quay lên hoặc quay xuống  Nốt Si - Các nốt từ khe thứ 3 trở lên đuôi quay xuống  Nốt Đố - Các nốt nằm ở khe thứ 2 trở xuống đuôi quay lên  Nốt La -Các nốt móc đứng cạnh nhau có thể nối với nhau bằng một vạch ngang hoặc hai vạch ngang
  21. 3. Dấu lặng - Dấu lặng là kí hiệu chỉ thời gian tạm ngừng nghỉ của âm thanh. Mỗi hình nốt có một dấu lặng tương ứng.
  22. 3. Dấu lặng - Dấu lặng là kí hiệu chỉ thời gian tạm ngừng nghỉ của âm thanh. Mỗi hình nốt có một dấu lặng tương ứng.
  23. 3. Dấu lặng - Là kí hiệu chỉ thời gian ngừng nghỉ của âm thanh - Mỗi hình nốt có một dấu lặng tương ứng DẤU LẶNG ĐEN DẤU LẶNG ĐƠN
  24. DẤU LẶNG Tích tắc tích tắc Kí hiệu thời gian Tạm dừng giây lát Xin bạn đừng hát Dấu lặng là tôi Hình nốt xứng đôi Lặng đơn, đen, trắng Tích tắc tích tắc
  25. C. Hoạt động luyện tập - HS lên vẽ lại khuông nhạc - Ghi khóa son trên khuông nhạc - Viết các nốt trên khuông nhạc
  26. II. NỘI DUNG 2 Tập đọc nhạc: TĐN số 1 ĐÔ, RÊ, MI, PHA, SON, LA
  27. Mời các em đọc đúng cao độ tên nốt nhạc. Đồ đồ son son la la son fa fa mi mi rê rê đồ
  28. Mời các em hát lời ca. Cùng đùa vui ca hát dưới trăng.Tiếng sáo vi vu trong đêm hè
  29. - Học thuộc nhạc lý - Học thuộc bài TĐN số 1 - Xem trước SGK trang
  30. - Tập kẻ khuông nhạc, tâp viết khóa son và viết 7 nốt nhạc lên khuông, tập đọc các hình nốt trên khuông. - Kể tên các nốt theo kí tự
  31. - Học thuộc nhạc lí - Xem trước tiết 3 trong SGK trang .