Bài giảng Chuyên đề Văn học hiện thực phê phán 1930-1945

pptx 18 trang Hải Phong 14/07/2023 1790
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chuyên đề Văn học hiện thực phê phán 1930-1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_chuyen_de_van_hoc_hien_thuc_phe_phan_1930_1945.pptx

Nội dung text: Bài giảng Chuyên đề Văn học hiện thực phê phán 1930-1945

  1. A. Văn học hiện thực phê phán. 1. Khái niệm - Trào lưu văn học nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. - Cung cấp cho người đọc những bức tranh sống đông chân thực , quen thuộc về cuộc sống về môi trường xã hội xung quanh. Đó là những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống ở các thời đại→chứa đựng hi vọng ,ước mơ của con người trong cuộc đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, phơi bày một cách chân thật hiện thực khách quan của cuộc sống.
  2. 2. Đặc trưng thẩm mỹ: - Nguyên tắc1: Coi hiện thực là đối tượng phản ánh của nghệ thuật -> Yêu cầu: Nhà văn xây dựng hình tượng theo nguyên tắc khách quan, cụ thể, không tô vẽ, không né tránh các hiện tượng xấu xa đen tối. - Nguyên tắc 2: Chú trọng MQH biện chứng giữa tính cách điển hiền và hoàn cảnh điển hình. +Tính cách điển hình: những tính cách có cá tính sắc nét khó quên nhưng có sức khái quát lớn, tiêu biểu cho một hạng người hay một khuynh hướng tư tưởng lớn trong đời sống. +Hoàn cảnh điển hình: hoàn cảnh tiêu biểu cho một xã hội, có tác dụng giả + MQH giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình: MQH biện chứng.
  3. II. Quá trình hình thành và phát triển 2.1, Hình thành - Bắt đầu từ những sáng tác của : Hồ Biểu Chánh( Nam Bộ), Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học. - Hạn chế: + Chỉ tái hiện được đời sống khốn khổ của nhân dân lao động, chưa thấy được mâu thuẫn gay gắt trong Xh + Là thứ văn chương đạo lí, chưa XD được nhân vật điển hình.
  4. B. Văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 I. Tìm hiểu khái quát 1. Hoàn cảnh ra đời: Trong và sau CTTG lần I: + Chính quốc và toàn thế giới: Rơi vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế trầm trọng và kéo dài. + Tại Việt Nam: – Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2 và thực thi chính sách, bóc lột kinh tế nhằm bù đắp cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở mẫu quốc. Mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đều bị bóc lột. : – Bọn thực dân thi hành chính sách ngu dân => XH thực dân phong kiến VN từ thành thị đến nông thôn đang ẩn chứa những ung nhọt đang tấy lên trầm trọng. – Thực dân Pháp cũng thi hành chính sách đàn áp, khủng bố trắng với các cuộc khởi nghĩa => Thúc đẩy mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, quyết liệt. - Luồng văn hóa tư tưởng tư sản phương Tây du nhập vào đời sống văn hóa – tư tưởng của người Việt, tác động vào cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
  5. HỒ BiỂU CHÁNH
  6. PHẠM DUY TỐN
  7. 2.2 Các giai đoạn phát triển a, Giai đoạn 1930 – 1935: Mở màn Các tác phẩm lần lượt ra đời khẳng định vị trí của VHHT Phê phán. Ưu điểm: + Chỉ ra được Cs tăm tối của dân nghèo. + Tố cáo bản chất xấu xa, độc ác của người giàu. Hạn chế: + Phần lớn viết về dân thành thị. + Chưa tố cáo được sự bóc lột của giai cấp thống trị. + Chưa xây dựng được hình tượng nhân vật điển hình. Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Tú Mỡ. + Nguyễn Công Hoan:Lá cờ đầu – Truyện ngắn: “Ngựa người người ngựa” (1934); Tập truyện ngắn “Kép Tư Bền” (1935). – Tiểu thuyết: Lá ngọc cành vàng (1935); Ông chủ (1935). + Ngô Tất Tố: Là người, chiếm lĩnh phương pháp này ở thể tiểu phẩm văn học trên báo chí. + Tam Lang, Vũ Trọng Phụng: hai người mở đầu cho thể phóng sự trong VHHT phê phán. + Vũ Trọng Phụng: Phóng sự: Cạm bẫy người (1933); Kỹ nghệ lấy Tây (1934); Dân biểu và dân biểu (1935).
  8. b. Giai đoạn 1936 – 1939: Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Tú Mỡ, Nguyên Hồng, Những đóng góp cơ bản: Nội dung: – Đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội quan trọng - Tố cáo mãnh liệt nhường thủ bọn thực dân tư sản, quan lại cùng bọn cường hào địa chủ ở thôn quê. - Nói lên nỗi thống khổ của công nhân, nông dân và biểu dương tinh thần đấu tranh đòi tự do, dân chủ. -> Đi sâu vào mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp. Đạt đến chiều sâu hiện thực, giàu tính chiến đấu và tinh thần nhân đạo. →Đạt được hiều thành tựu. Phát triển mạnh mẽ về số lượng tác phẩm và chất lượng tác phẩm. nghệ thuật: – Khẳng định sự trưởng thành của thể phóng sự, tiểu thuyết. – Xây dựng hàng loạt hình tượng nghệ thuật điển trong hoàn cảnh điển hình.
  9. c. Thời kỳ 1930 – 1945: Đi xuống * Hoàn cảnh : - nhân dân Việt Nam “một cổ hai tròng” dưới ách thống trị của đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Đảng phải rút lui vào hoạt động bí mật. Sách báo tiến bộ bị đóng cửa và tịch thu. →VHHT phê phán bị biển duyệt gắt gao và bị bóp nghẹt. Tác giả tiêu biểu: - Xuất hiện một số cây bút trẻ: Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân. + Nội dung:- Duy trì được thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy được cái không khí oi bức của một xã hội đang ngột thở, đang quằn quại lột xác để chuyển mình, để đổi thay. + Nghệ thuật: – Tiếp tục có sự trưởng thành ở thể loại truyện ngắn.
  10. III.Bài tập Đề bài : Phân tích đối sánh hai tác phẩm Chí Phèo và Hai đứa trẻ để thấy được sự khác biệt về khuynh hướng văn học. + Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo + Hình tượng nhân vật: tương đồng, khác biệt. + Nghệ thuật biểu hiện: các chi tiết, ngôn ngữ.