Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 27: Thực hành Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình - Lê Thị Chinh

pptx 13 trang Hải Phong 14/07/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 27: Thực hành Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình - Lê Thị Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_lop_6_bai_27_thuc_hanh_bai_tap_trinh_huo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 27: Thực hành Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình - Lê Thị Chinh

  1. Giáo viên: Lê Thị Chinh
  2. CÔNG NGHỆ 6 Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình
  3. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình I. Xác định thu nhập của gia đình a) Gia đình em có 6 người, sống ở thành phố. Ông nội công tác tại một cơ quan Nhà nước có mức lương tháng là 900.000đ, bà nội đã nghỉ hưu với mức lương 350.000đ một tháng. Bố là công nhân ở một nhà máy với mức lương tháng là 1.000.000đ, mẹ là giáo viên có mức lương tháng là 800.000đ, chị gái học ở trường Trung học phổ thông và em học lớp 6. Em hãy tình tổng thu nhập của gia đình trong một tháng. Bài làm Tổng thu nhập của gia đình em trong một tháng: T = Lương ông nội + lương bà nội + lương bố + lương mẹ. = 900.000 + 350.000 + 1.000.000 + 800.000 (đồng) = 3.050.000 đồng.
  4. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình I. Xác định thu nhập của gia đình b) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 5 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 1,5 tấn, số còn lại đem ra chợ bán với giá 2.000đ/1kg. Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là 1.000.000 đồng. Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm. Bài làm Số thóc đem bán = 5 – 1,5 = 3,5 (tấn) = 3.500 (kg). → Số tiền bán thóc là: 3.500 * 2.000 = 7.000.000 (đồng). Tổng thu nhập của gia đình em trong một năm là: T = tiền bán thóc + tiền bán sản phẩm khác = 7.000.000 + 1.000.000 = 8.000.000 đồng.
  5. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình I. Xác định thu nhập của gia đình c) Gia đình em có 6 người, sống ở nông thôn, sống ở miền trung du Bắc Bộ, lao động chủ yếu là trồng cây công nghiệp (chè, thuốc lá), trồng rừng, làm nương, Ngoài ra còn trồng rau và chăn nuôi gà, lợn. Mỗi năm có thu nhập như sau: - Tiền bán chè : 10.000.000 đồng - Tiền bán lá cây thuốc lá : 1.000.000 đồng - Tiền bán củi : 200.000 đồng - Tiền bán các sản phẩm khác : 1.800.000 đồng Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm. Bài làm Tổng thu nhập của gia đình em trong một năm là: T = Tiền bán chè + Tiền bán lá cây thuốc lá + Tiền bán củi + Tiền bán các sản phẩm khác. → T = 10.000.000 + 1.000.000 +200.000 + 1.800.000 = 13.000.000 đồng.
  6. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình II. Xác định mức chi tiêu của gia đình Với mức thu nhập đã tính ở mục I, hãy ước tính mức chi tiêu từng khoản của gia đình em trong 1 tháng hoặc 1 năm. - Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình. - Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí, - Chi cho việc đi lại: Tàu xe, xăng. - Chi khác: - Tiết kiệm: Bài làm a) Tổng thu nhập trong một tháng: 3.050.000 đồng. - Chi cho ăn mặc ở: 1.000.000 đồng. - Chi cho học tập: 500.000 đồng. - Chi cho việc đi lại: 500.000 đồng. - Chi khác: 550.000 đồng. - Tiết kiệm: 500.000 đồng.
  7. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình II. Xác định mức chi tiêu của gia đình Với mức thu nhập đã tính ở mục I, hãy ước tính mức chi tiêu từng khoản của gia đình em trong 1 tháng hoặc 1 năm. - Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình. - Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí, - Chi cho việc đi lại: Tàu xe, xăng. - Chi khác: - Tiết kiệm: Bài làm a) Tổng thu nhập trong một tháng: 3.050.000 đồng. - Chi cho ăn mặc ở: 1.000.000 đồng. - Chi cho học tập: 500.000 đồng. - Chi cho việc đi lại: 500.000 đồng. - Chi khác: 550.000 đồng. - Tiết kiệm: 500.000 đồng.
  8. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình II. Xác định mức chi tiêu của gia đình b) Tổng thu nhập trong một năm: 7.000.000 đồng. - Chi cho ăn mặc ở: 2.000.000 đồng. - Chi cho học tập: 1.000.000 đồng. - Chi cho việc đi lại: 1.000.000 đồng. - Chi khác: 1.000.000 đồng. - Tiết kiệm: 2.000.000 đồng. c) Tổng thu nhập trong một năm: 13.000.000 đồng. - Chi cho ăn mặc ở: 5.000.000 đồng. - Chi cho học tập: 3.000.000 đồng. - Chi cho việc đi lại: 2.000.000 đồng. - Chi khác: 1.000.000 đồng. - Tiết kiệm: 2.000.000 đồng.
  9. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình III. Cân đối thu chi trong gia đình a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập hàng tháng là 2.000.000 đồng (ở thành phố) và 800.000 đồng (ở nông thôn). Em tính mức chi tiêu cho các thu nhập cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm được ít nhất được 100.000 đồng. Bài làm 1. Ở thành phố: - Chi cho ăn mặc ở: 700.000 đồng. - Chi cho học tập: 500.000 đồng. - Chi cho việc đi lại: 300.000 đồng. - Chi khác: 300.000 đồng. - Tiết kiệm: 200.000 đồng.
  10. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình III. Cân đối thu chi trong gia đình 2. Ở nông thôn: - Chi cho ăn mặc ở: 250.000 đồng. - Chi cho học tập: 150.000 đồng. - Chi cho việc đi lại: 100.000 đồng. - Chi khác: 100.000 đồng. - Tiết kiệm: 100.000 đồng.
  11. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình III. Cân đối thu chi trong gia đình b) Mỗi ngày bố mẹ cho em 1.500 đồng để ăn sáng. Em thường mua quà sáng 1.000 đồng/ngày. Số tiền còn lại em mua truyện và quà tặng bạn nhân ngày sinh nhật. Em có để dành được tiền không? Trả lời: Không vì số tiền còn lại em mua truyện và quà sinh nhật hết rồi!
  12. Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình III. Cân đối thu chi trong gia đình c) Em tham gia kế hoạch nhỏ như: nuôi gà, trồng rau và hoa ở vườn, gom sách báo cũ để bán lấy tiền và tiền mừng tuổi Tết Tổng số tiền mỗi năm em có khoảng 200.000 đồng. Em sử dụng khoản tiền đó như thế nào? Em để dành được bao nhiêu? Hướng dẫn: * Em có thể sử dụng khoản tiền đó như sau: - Mua truyện: 30.000 đồng. - Ăn quà vặt: 20.000 đồng. - Mua quà tặng bạn: 20.000 đồng. - Mua sách vở, đồ dùng học tập: 30.000 đồng. - Đầu tư kinh doanh nhỏ: 50.000 đồng. * Em để dành được: 50.000 đồng.