Bài giảng Công nghệ Lớp 9 - Tiết 45: Sử dụng hợp lí điện năng. Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 9 - Tiết 45: Sử dụng hợp lí điện năng. Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_lop_9_tiet_45_su_dung_hop_li_dien_nang_t.ppt
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Lớp 9 - Tiết 45: Sử dụng hợp lí điện năng. Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
- Thắp sáng Nấu ăn Xem ti vi Làm mát, làm lạnh
- TIẾT 45: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG TH- TÍNH TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TRONG GIA ĐÌNH
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Sử dụng điện năng một cách hợp lí. • Có ý thức tiết kiệm điện năng • Tính toán được điện năng tiêu thụ các sản phẩm điện trong gia đình.
- TIẾT 45: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG TH- TÍNH TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TRONG GIA ĐÌNH I. NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG 1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện * Giờ cao điểm: là khoảng thời gian tiêu thụ điện năng nhiều nhất trong ngày (18h-22h). 2. Đặc điểm của giờ cao điểm - Điện năng tiêu thụ lớn. - Điện áp của mạng điện bị giảm xuống.
- Đồ dùng điện Vào giờ cao điểm Mức độ phát sáng của đèn yếu hơn Tốc độ quay của cánh quạt chậm hơn Thời gian đun sôi nước bằng bếp điện lâu hơn
- TIẾT 45: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG TH- TÍNH TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TRONG GIA ĐÌNH I. NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG II. SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
- Tắt bớt một số đồ dùng điện trong giờ cao điểm
- Sử dùng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng
- Không sử dụng lãng phí điện năng
- Một số biện pháp tiết kiệm điện khác
- Thiết bị cảm biến tự động ngắt điện khi không có nhu cầu
- SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG 1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. 2. Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện. 3. Không sử dụng lãng phí điện năng.
- Phân tích và điền LP (lãng phí) và TK (tiết kiệm) vào các việc làm sau: • Xem TV mở âm lượng thật lớn. LP • Sử dụng tủ lạnh có nhãn tiết kiệm năng lượng. TK • Nấu cơm bằng nồi điện trước giờ ăn 2 tiếng. LP • Tập trung nhiều đồ ủi một lần. TK • Mở hé cửa khi bật điều hòa. LP • Mở cửa tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên. TK • Tan học không tắt đèn phòng học. LP • Khi xem ti vi, tắt đèn bàn học. TK • Bật đèn cầu thang, nhà vệ sinh suốt ngày đêm. LP • Khi ra khỏi nhà, tắt điện các phòng. TK
- Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường? – Tiết kiệm tiền điện phải trả, tăng tuổi thọ cho đồ dùng điện. – Giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện, có nhiều điện năng phục vụ cho sản xuất và đời sống. – Giảm bớt khí thải, phòng chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
- III. ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ CỦA ĐỒ DÙNG ĐIỆN Điện năng được tính bằng công thức: A= Pt t- thời gian làm việc của đồ dùng điện (h) P- công suất của đồ dùng điện (W,KW) A- điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện (Wh) 1KWh= 1000wh
- VD: Tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện sau trong 1 tháng (30 ngày): Biết thời gian hoạt động của nó là 30 phút/ ngày * Thời gian sử dụng trong một tháng của bình nóng lạnh tính thành giờ là: t= 0,5 x 30= 15 (h) * Điện năng tiêu thụ của bình nóng lạnh trong một tháng là: A= P.t = 2.000 x 15= 30.000 (Wh) = 30 (KWh)
- TÍNH TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TRONG GIA ĐÌNH 1. Quan sát, tìm hiểu công suất, thời gian sử dụng và số lượng của đồ đùng điện trong gia đình. 2. Tính điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trong một ngày. 3. Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng.
- NHIỆM VỤ 1. Tổng hợp kiến thức bài học dưới dạng sơ đồ tư dụy. 2. Hoàn thành bài tập: tính toán điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện.