Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Bài 44: Thực hành Tìm hiểu địa phương - Tìm hiểu Di tích Quốc gia đền Lục Giáp (Miếu vật)

pptx 7 trang Hải Phong 15/07/2023 1770
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Bài 44: Thực hành Tìm hiểu địa phương - Tìm hiểu Di tích Quốc gia đền Lục Giáp (Miếu vật)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_8_bai_44_thuc_hanh_tim_hieu_dia_phuong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Bài 44: Thực hành Tìm hiểu địa phương - Tìm hiểu Di tích Quốc gia đền Lục Giáp (Miếu vật)

  1. TÌM HIỂU DI TÍCH QUỐC GIA ĐỀN LỤC GIÁP (MIẾU VẬT)
  2. I – GIỚI THIỆU • Khu di tích quốc gia Đề Lục Giáp thuộc xóm Dương - xã Đắc Sơn – T.X Phổ yên – Thái Nguyên • Thời xưa, đền Lục Giáp chỉ là một ngôi miếu nhỏ thờ thần của dân làng. Đến thời nhà Lý, người dân mới lập đền để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng Dương Tự Minh. Đền Lục Giáp được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. • Lễ hội đền Lục Giáp diễn ra vào ngày 15/3 âm lịch hằng năm.
  3. II – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - Thế kỷ XII (thời nhà Lý), để tưởng nhớ công ơn của người Anh hùng dân tộc Dương Tự Minh, người đã có công lớn giữ yên bờ cõi phía Bắc nước Đại Việt, nhân dân làng Sơn Cốt đã lập miếu để thờ. - Đến thế kỷ XV (thời Lê), Tiến sĩ Đỗ Cận, người làng Thống Thượng (xã Minh Đức ngày nay) đã thuê thợ giỏi đục đẽo và chạm khắc thành khung nhà hoàn chỉnh rồi đem về dựng ở nơi đây, thay thế cho ngôi miếu nhỏ cũ. - Từ đó, nhân dân 6 giáp làng Sơn Cốt (tức xã Đắc Sơn ngày nay) trông coi đền và đền mang tên Lục Giáp từ đó. - Đền còn có tên là Miếu Vật gắn liền với sự kiện tướng Lưu Nhân Chú (thời Lê) đến vùng Sơn Cốt tuyển mộ nghĩa quân. - Trong thời gian tuyển quân, ông đã tổ chức thi đấu vật (Hội vật) tại Đền Lục Giáp. Đền Lục Giáp được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993.
  4. III – LỄ HỘI CỦA ĐỀN LỤC GIÁP - Lễ hội đền Lục Giáp gồm 2 phần, phần Lễ và phần Hội , đã thu hút đông dảo nhân dân trong vùng và khách thập phương tham dự. - Phần lễ có các hoạt động tế thần, lễ dâng hương, rước cỗ, vật thờ - Phần Hội gồm các trò chơi dân gian như chọi gà, kéo co, vật và các môn thể thao như bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, thể dục dưỡng sinh. - Thời gian diễn ra lễ hội vào ngày 10/4 – 11/4 hàng năm
  5. V – GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - Đền Lục Giáp là công trình cổ đời Lê, nhà tiền tế và hậu cung đều mang nét chung của kiến trúc đền miếu: cầu kỳ nhưng gọn, đẹp xây dựng theo kiểu “tiền kẻ hậu bẩy” tiền kẻ đỡ mái ngói và hậu bẩy chống từ cột giữa ra hiên rất chắc chắn. - Cả hai nhà tiền tế hậu cung đều làm ba gian, hai trái, hậu cung hiện mái vẫn lợp ngói mũi, bốn góc mái cong vút, các cột đều làm bằng gỗ lim qua nhiều thế kỷ vẫn giữ được màu đen bóng. - Tất cả các đấu trụ, câu đầu, ván lát phía trước hậu cung đều chạm khắc nổi tinh tế, công phu với các hình Long, Ly, Quy, Phượng. - Đặc biệt hai cánh cửa chính vào hậu cung được chạm nổi lưỡng Long chầu nguyệt của thời Lê rất đẹp, đạt trình độ mỹ thuật truyền thống tinh xảo.
  6. IV – GIÁ TRỊ VĂN HÓA ❑ Ghi nhận những giá trị to lớn nói trên, đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia từ năm 1993. Sự kiện này minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của thị xã Phổ Yên trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa của Khu di tích. ❑ Khu du tích Đền Lục Giáp là một trong số ít địa điểm du lịch thực hiện thành công “3 không” bao gồm: không thương mại, không thu phí, không rác thải. Nhờ nguyên tắc “3 không” này, khu di tích đã mang đến một không gian văn hóa - lịch sử yên bình đúng nghĩa. ➢Vì vậy nơi đây thu hút được nhiều du khách từ mọi nơi muốn tìm hiểu về văn hóa lịch sử Việt Nam
  7. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT