Bài giảng Giáo dục công dân Khối lớp 9 - Bài 1: Chí công vô tư

pptx 16 trang phanha23b 21/03/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Khối lớp 9 - Bài 1: Chí công vô tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_khoi_lop_9_bai_1_chi_cong_vo_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Khối lớp 9 - Bài 1: Chí công vô tư

  1. 1. KHÁI NIỆM * Truyện đọc (Làm việc cá nhân) ? Kể những việc mà Tô Hiến Thành đã làm? Nhận xét về những việc làm của ông- Tô Hiến Thành chọn Trần Trung Tá -> Ông là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải
  2. * Điều mong muốn của Bác Hồ - Hoài bão: Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no - Mục đích: Làm cho ích quốc, lợi dân -> Bác luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân
  3. 1. KHÁI NIỆM Chí công vô tư Giải quyết Đặt lợi ích Công bằng công việc theo chung lên trên không thiên vị lẽ phải lợi ích cá nhân
  4. 2. Biểu hiện Trò chơi: Đội nào nhanh hơn Chọn 2 đội: mỗi đội 5 thành viên + Đội 1 tìm những biểu hiện của chí công vô tư. + Đội 2 tìm những biểu hiện của không chí công vô tư Trong vòng 3 phút đội nào ghi được nhiều đáp án đúng là đội thắng cuộc
  5. 2. BIỂU HIỆN Chí công vô tư: - Làm giàu bằng chính sức lao động của mình - Hiến đất để xây trường học - Bỏ tiền xây dựng cầu cho nhân dân đi lại - Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo
  6. Không chí công vô tư: - Giải quyết công việc thiên vị - Sống ích kỉ chỉ lo cho lợi ích cá nhân - Tham lam vụ lợi - Che giấu khuyết điểm cho người thân, người có chức, quyền - Bố trí việc làm tốt cho con, cháu, họ hàng
  7. 3. Ý NGHĨA - Đối với cá nhân: Được mọi người tin yêu, quý trong, sống thanh thản - Đối với xã hội: làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  8. 4. CÁCH RÈN LUYỆN Thái độ: Hành ủng hộ Phẩm động: người chí chất: Suy nghĩ: ngay công vô Liêm đúng đắn, thẳng, tư; dám khiết, dựa trên không lên án trung lẽ phải thiên vị, người thực, tự tôn trọng thiếu chí trọng, sự thật công vô tư
  9. 5. LUYỆN TẬP: Bài 1.Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao? a. Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. b. Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. c. Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc. d. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lam cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra. đ. Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới. e. Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho việc kinh doanh, nhưng khi nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.
  10. Bài 2. Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao? a. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư. ➔ Sai. Vì tất cả chúng ta phải sống chí công vô tư để xây dựng xã hội lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đem lại lợi ích chung cho mọi người. b.Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình. ➔ Sai. Vì họ là những người liêm khiết, ngay thẳng, tự trọng sẽ được mọi người nể phục, sẵn sàng hợp tác trong mọi công việc. c. HS còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư ➔ Sai. Mọi người cần phải rèn luyện chí công vô tư ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống và rèn từ khi còn nhỏ, rèn mọi lúc, mọi nơi. d. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân. đ. Chí công vô tư phải được thể hiện ở cả lời nói và việc làm. ➔ Đúng. Vì nó là phẩm chất đáng quý của con người. Nó đem lại lợi ích cho cá nhân và tập thể, cộng đồng xã hội
  11. Bài 3. Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy? a. Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em. + Nhờ người lớn khuyên ông Ba thôi không làm những việc sai trái đó nữa. + Phân tích cho ông Ba thấy việc ông đang làm là sai và nói với ông Ba không nên làm những việc sai đó nữa vì nó ảnh hưởng đến danh dự của ông, lợi ích của mọi người + Tố cáo việc làm sai trái của ông với chính quyền địa phương. b. Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng , song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối. + Bảo vệ ý kiến của bạn Trung vì đấy là lẽ phải, thuyết phục các bạn khác công nhận lẽ phải. + Không được im lặng vì như thế mình là kẻ ba phải, không chí công vô tư.
  12. c. Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan bác Hồ” của thành phốp, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn có khuyết điểm. + Ủng hộ bạn Trang tham gia đại biểu vì bạn là người xứng đáng nhất, vì bạn ấy là người chí công vô tư. + Chỉ rõ cho các bạn thấy mình là người ích kỉ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung khi giải quyết công việc.
  13. Bài 4. Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết. Gợi ý: Ban giám khảo đã cho vận động viên người Nga Nadezhda Bazhina (28 tuổi) 0 điểm khi tham gia Thế vận hội Olympic 2016 ở môn Nhảy cầu. Vì cô là người nhảy cầu tệ nhất trong lịch sử Olympic. Ở lần nhảy cầu thứ 6, do sơ suất, cô bị hẫng khi nhảy cầu, tiếp nước bằng lưng. Cô đã bị loại khỏi cuộc thi cho dù 5 lần nhảy trước đó rất tốt và cô là người giàu kinh nghiệm trong môn nhảy cầu, từng giành được giải vô địch dưới nước Châu Âu năm 2010. Có thể thấy, ban giám khảo là những người chí công vô tư.
  14. DẶN DÒ: - Học bài “Chí công vô tư” - Xem bài “Tự chủ” + Đọc truyện + Sưu tầm: . Những tấm gương tự chủ . Những câu ca dao, tục ngữ