Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 26, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

pptx 19 trang phanha23b 19/03/2022 4490
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 26, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_26_bai_15_quyen_va_ng.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 26, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Em hãy gọi tên các loại biển báo giao thông sau: 1 2 3 4 5 6
  2. TRẢ LỜI Tên các biển báo giao thông trên là: 1. Biển báo đường cấm 2. Biển báo cấm xe đạp 3. Biển báo thú rừng thường vượt qua đường 4. Biển chỉ dẫn hướng đi phải theo 5. Biển báo đường dành cho người đi bộ 6. Biển báo công trường đang thi công
  3. Câu 2: Người đi xe đạp và người đi bộ phải tuân theo những quy định nào khi tham gia giao thông?
  4. Trả lời Người đi xe đạp và đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân theo những quy định sau: *Người đi xe đạp - Không dàn hang ngang, lạng lách đánh võng. Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh - Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn
  5. * Người đi bộ: - Phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. - Nơi có tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
  6. Quan sát tranh
  7. Bác Hồ thăm lớp bình dân Bác Hồ và các em hs trường học vụ năm 1945 Trương Vương – Hà Nội Tổng bi thư Nông Đức Mạnh dự lễ khai giảng
  8. Tiết 26 - Bài 15
  9. I. Truyện đọc: Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô
  10. Câu hỏi thảo luận Nhóm 1: Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào? Nhóm 2: Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở Cô Tô ngày nay là gì? Nhóm 3: Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em được đến trường học tập? Nhóm 4: Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào?
  11. Kết quả thảo luận Nhóm 1: Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây: Như một quần đảo hoang vắng, rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước và phần lớn bỏ hoang, trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều Nhóm 2: Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở Cô Tô ngày nay là tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường. Học có hoàn cảnh khó khan, gia đình chính sách đều được giúp đỡ hỗ trợ. Các trường học được xây đựng khang trang
  12. Nhóm 3: - Gia đình: Có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt ở bậc giáo dục tiểu học. - Nhà trường: Xây dựng trường lớp khang trang, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học. Hướng dẫn học sinh học tập, rèn luyện theo chương trình giáo dục của nhà nước. - Nhà nước và xã hội: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễm giảm học phí cho học tiểu học, học sinh khó khăn, học sinh con gia đình chính sách Nhóm 4: Đối với mỗi người việc học tập là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội
  13. - Trẻ em có quyền học tập - Gia đình, nhà trường và xã hội tạo mọi điều kiện để trẻ em được học tập - Nhờ học tập chúng ta mới trở thành người có ích II. Nội dung bài học 1. Ý nghĩa của việc học tập: Mục a/tr 40/sgk 2. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập: Mục b/tr 40/sgk
  14. Những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập - Hiến pháp 2013: “ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức” (trích điều 59 ) - Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (12-8-1991): “ Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập.Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường , lớp quốc lập không phải trả học phí. Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu.”(điều 10 ) - Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991): “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi “ (điều 1 )
  15. CÁC CẤP HỌC HIỆN NAY
  16. BÀI TẬP Bài 1: Đánh chéo ( x ) vào các ô tương ứng (1), (2) Nghĩa vụ học Quyền Nội dung tập (1) (2) Được đi học Học hành chăm chỉ Có thể học bất kỳ ngành nghề nào Phải tự tìm phương pháp học tập tốt Học nữa học mãi Học bất cứ hình thức nào Tự học
  17. Bài 2: Em đồng ý (Điền chữ Đ) hay không đồng ý (Điền chữ K) với các ý kiến sau đây: 1. Mọi công dân có thể học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp với bản thân. 2. Không nên học nhiều, chỉ cần học hết THPT là được. 3. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức. 4. Câu danh ngôn: “ Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở ra tất cả các cửa” là của nhà văn Pháp Fơrăngxơ. 5. Nhà nước miễn học phí cho học sinh ở bậc Tiểu học và THCS.
  18. Trẻ em cũng như mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập. Dặn dò: - Học thuộc nội dung bài học mục a,b/ tr 40/sgk - Làm bài tập a,b/ tr 40 sgk - Tìm hiểu mục c/ tr 40 sgk