Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bản đẹp)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_16_quyen_tu_do_tin_ngu.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bản đẹp)
- HOẠT ĐỘNG SUY NGHĨ CÁ NHÂN: 1 PHÚT Câu 1: Em hãy nêu những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong các bức ảnh trên? Câu 2: Những ai được quyền tham gia các hoạt động đó? Việc tham gia các hoạt động đó thể hiện quyền gì của công dân?
- LỄ PHỤC SINH TẠI GIÁO XỨ YÊN TRÌ CHUI KIỆU ĐỨC THÁNH TRẦN
- Hiến pháp năm 2013- Điều 24 – chương II / Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. / Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo / Không ai được xâm phạm tự do, tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm PL.
- Theo dõi phóng sự sau và trả lời câu hỏi. - Vòng 1: Hoạt động cá nhân ( 4 phút) 1. Phóng sự phản ánh sự việc gì? 2. Trong phóng sự có những hành vi nào được khuyên nên làm và có những hành vi nào bị phê phán khi đi đền, chùa? 3. Hãy tìm thêm những việc nên và không nên khi đi đến những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo. *Học sinh 1: Việc nên làm. *Học sinh 2: Việc không nên. -Vòng 2: Thống nhất kết quả. ( 1 phút 30 giây) + Thống nhất kết quả câu 1, 2. + Trao đổi, nhận xét, ghi lại kết quả câu 3 vào vở nội dung trả lời đúng của bạn. HỌC SINH HỌC SINH 1 2
- NÊN KHÔNG NÊN -Mặc kín đáo, trang nhã. - Ăn mặc hở hang. - Thực hiện đúng quy định ( thắp -Giắt nhang vào khắp nơi ở đền, nhang, để giầy dép) chùa. -Nói năng tục tĩu, cười đùa trong - Nói năng nhẹ nhàng, lịch thiệp. nơi thờ tự. - Để rác đúng nơi quy định. - Ngắt cành bẻ lá. -Ăn uống đúng vị trí cho phép - Vứt rác bừa bãi nơi đền, chùa. - Khắc tên, phá hoại di tích, tài sản ở đền, chùa
- THÔNG TIN 1. Chúng tôi đến xứ đạo Yên Trì (xã Hiệp Hoà- TX Quảng Yên) vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất. Trên những cánh đồng, bà con nông dân vẫn đang tất bật gieo cấy vụ lúa Đông - Xuân. Dọc các con đường vào thôn, xóm, cờ Tổ quốc tung bay, những tấm băng rôn khẩu hiệu mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới .như khoác lên cho vùng quê yên bình một tấm áo mới muôn sắc màu. Đồng chí Vũ Khắc Hoàn, Chủ tịch UBND xã Hiệp Hoà phấn khởi cho biết: “Với đặc thù là xã công giáo toàn tòng, thời gian qua Đảng uỷ, chính quyền xã đã phối hợp chặt chẽ với các Ban hành giáo xứ, xóm họ đạo trong xã đi sâu, đi sát nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của giáo dân. Qua đó, vận động nhân dân, giáo dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng “xứ họ đạo tiên tiến”, sống tốt đời đẹp đạo, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 2016, toàn xã có gần 90% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”. ( Theo “ cổng thông tin điện tử Quảng Yên”)
- THÔNG TIN 2. Không ăn đồ thờ cúng, dỡ bỏ bàn thờ thờ cúng tổ tiên, không tắm rửa, không coi người sinh thành ra mình là bố mẹ mà chỉ có một cha mẹ là Đức Chúa Trời, tự nguyện nộp phí cho tổ chức Đó là những nguyên tắc kỳ quái mà các “môn đồ” phải tuân thủ khi ra nhập hội. Hiện tại, Hội thánh Đức chúa trời đang vươn vòi bạch tuộc khắp nơi nhằm lôi kéo người dân tham gia, trở thành thứ bệnh dịch, khiến người dân u mê. Trước tình trạng này, ông Nhưỡng cho rằng, cơ quan công an cần phải vào cuộc, bởi đây là hành vi gieo rắc tư tưởng độc hại, vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Ai là người cầm đầu, lôi kéo, kích động người dân thì cần phải “lôi ra ánh sáng”, xử lý nghiêm minh. ( Theo “ Báo dân trí”)
- HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN 1 PHÚT 1.Những thông tin trên phản ánh mặt tích cực và tiêu cực nào của tôn giáo đối với đời sống? 2. Từ các thông tin trên theo em mỗi cá nhân cần có trách nhiệm như thế nào khi thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
- TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN PHẢI LÀM KHÔNG ĐƯỢC LÀM NGHIÊM CẤM - Tôn trọng quyền tự -Bài xích, gây mất -Lợi dụng tín ngưỡng, do tín ngưỡng tôn đoàn kết, chia rẽ tôn tôn giáo, lợi dụng giáo của người khác. giáo. quyền tự do tín - Tôn trọng các nơi ngưỡng, tôn giáo để thờ tự. làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
- CHƯƠNG 1- LUẬT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO NĂM 2016 Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. 4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
- 1. Thị xã Quảng Yên có những tín ngưỡng, tôn giáo nào? 2. Kể tên những công trình tín ngưỡng, tôn giáo ở thị xã Quảng Yên? Giới thiệu về một công trình tín ngưỡng, tôn giáo mà em thấy ấn tượng?
- Nhà thờ giáo xứ Yên Trì
- Chùa Đống Phúc – Phường Yên Giang
- ĐỀN THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO
- Củng Cố
- Hướng dẫn về nhà * Học bài cũ: -Học thuộc 3 khái niệm đã học trên lớp:tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. - Kể tên được một số tôn giáo ở Việt Nam - Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo - Tìm hiểu thêm những quy định của Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng. Tìm hiểu những hành vi tôn trọng và VPPL về vấn đề tôn giáo. - Sưu tầm những câu chuyện, tình huống, thông tin, ca dao, tục ngữ nói về mê tín dị đoan. * Chuẩn bị bài mới: Nhà nước CHXHCN Việt Nam.