Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 21, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Vũ Thị Bích Thủy

pptx 25 trang phanha23b 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 21, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Vũ Thị Bích Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_21_bai_14_bao_ve_moi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 21, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Vũ Thị Bích Thủy

  1. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 KÌ II TIẾT 21. BÀI 14 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN GV: VŨ THỊ BÍCH THỦY
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Quan sát các hình ảnh dưới đây, và cho biết trẻ em Viêt Nam có những quyền gì?
  3. Chăm sóc Chăm sóc Được khai sinh Đi học Được vui chơi
  4. KIỂM TRA BÀI CŨ: a. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.  Quyền được bảo vệ. b. Trẻ em có quyền được đi học, vui chơi, phát triển năng khiếu.  Quyền được giáo dục. c. Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển.  Quyền được chăm sóc. Đối với gia đình, trẻ em có bổn phận gì?
  5. Rừng, biển, đất, nước, động thực vật . là môi trường sống quan trọng của con người, đồng thời đây cũng là tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta cần làm gì đối với môi trường sống cũng như tài nguyên thiên nhiên?
  6. Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN(Tiết 1) I. TÌM HIỂU BÀI:
  7. I. TÌM HIỂU BÀI: II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Môi trường là gì? Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên ví dụ như rừng, đất, nước, không khí, đường sá, cầu cống . Có 2 loại môi trường: Có mấy loại môi trường? a. Môi trường tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên như rừng cây, đồi núi, sông hồ, b. Môi trường nhân tạo: do con người tạo ra như đường sá, nhà máy, rác thải, khói bụi .
  8. Môi trường nhân tạo Cầu Đường cao tốc Nhà máy Rác thải
  9. I. TÌM HIỂU BÀI: II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Hiện nay, môi trường ở nước ta như thế nào? Môi trường nào bị ô nhiễm?
  10. Cá nhân suy nghĩ cặp đôi chia sẻ Nguyên nhân nào làm môi trường bị ô nhiễm? * Do các hoạt động của con người - Chặt phá, đốt rừng làm rẫy - Khai thác khoáng sản, tài nguyên bừa bãi. - Chất thải công nghiệp và sinh hoạt: rác thải, khí thải, nước thải * Do quá trình tự nhiên. - Động đất - Sóng thần - Sạt lỡ - Lũ lụt
  11. Ô nhiễm môi trường Không khí bị ô nhiễm Động đất Sạt lỡ
  12. Thông tin Diện tích rừng nước ta bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, theo sau đó là sự khai thác rừng bừa bãi, lâm tặc hoành hành cùng sống với du canh, du cư đốt rừng làm nương rẫy làm cho diện tích rừng của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng nhất là rừng phòng hộ.
  13. Sự kiện Rừng trong chiến tranh Phá rừng Cháy rừng Đốt rừng làm rẫy
  14. Nguyên nhân dẫn đến hạn hán, lũ lụt * Do diện tích rừng bị thu hẹp - Trong chiến tranh, bị tàn phá - Chặt phá, đốt rừng làm rẫy - Khai thác khoáng sản, tài nguyên bừa bãi.
  15. Tác dụng của rừng đối với đời sống con người - Cung cấp gỗ, khí ôxi, lá phổi xanh - Là nơi trú ngụ của động vật, nguồn thức ăn của con người - Hạn chế sói mòn, sạt lỡ - Hạn chế thiên tai lũ lụt Mối quan hệ giữa thông tin và sự kiện trên Rừng bị tàn phá nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khỏe và thậm chí cả tính mạnh con người. Rừng là tài nguyên thiên nhiên. Ngoài rừng ra, tài nguyên thiên nhiên còn có gì nữa? Rừng, đất, nước, mỏ khoáng sản, động thực vật quí hiếm có ở đâu? Phục vụ cho ai? Rừng, đất, nước, mỏ khoáng sản, động thực vật quí hiếm có có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống.
  16. I. TÌM HIỂU BÀI: II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Môi trường là gì? 2. Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người như rừng, đất, nước, mỏ khoáng sản, động thực vật quí hiếm
  17. Vịnh Hạ Long Gỗ lim Vàng Động vật quý Mỏ Dầu
  18. Tài nguyên thiên nhiên so với môi trường như thế nào? Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có mối quan hệ ra sao?
  19. II NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Môi trường là gì? 2. Tài nguyên thiên nhiên là gì? 3. Mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mọi hoạt động kinh tế khai tác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường.
  20. Nêu một số biện pháp cụ thể để bảo vệ thiên nhiên? * Biện pháp bảo vệ thiên nhiên - Trồng và chăm sóc cây xanh - Khai thác rừng kết hợp với trồng rừng - Bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt bằng cách hủy diệt (nổ mìn, xung điện) , khai thác tài nguyên, khoáng sản trên cơ sở phải có phục hồi. - Không xả rác thải bừa bãi, khí thải, nước thải phải qua xử lí mới được ra môi trường bên ngoài -Nhặt rác ở những nơi công cộng, giữ vệ sinh môi trường sống -Hưởng ứng tích cực ngày môi trường thế giới và ngày trái đất
  21. Cá nhân suy nghĩ cặp đôi chia sẻ, trò chơi tia chớp Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở trường học? - Ăn quà phải bỏ rác vào thùng. - Hằng ngày phải vệ sinh trường lớp. - Chăm sóc bồn hoa, vườn trường. - Tắt, đèn, quạt khi ra về. - Sử dụng tiết kiệm nguồn nước - Thu gom rác thải - Sử dụng nhà vệ sinh, phải vệ sinh -
  22. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Câu 1.Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 2. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và sản xuất? Câu 3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa gì? Câu 4. Sưu tầm tranh ảnh nói về bảo vệ hoặc hủy hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên Câu 5. Sưu tầm ca dao, tục ngữ, khẩu hiệu, bài thơ, bài hát nói về an toàn giao thông.
  23. CHÀO TẠM BIỆT CÁC EM! Chúc các em và gia đình mạnh khỏe, các em học giỏi chăm ngoan. Và đừng quên làm bài tập nhé!