Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên - Phạm Thị Bích Thủy

pptx 45 trang phanha23b 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên - Phạm Thị Bích Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_10_li_tuong_song_cua_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên - Phạm Thị Bích Thủy

  1. Gi¸o viªn: Phạm Thị Bích Thủy Trường : THCS Liên Bảo
  2. Nam: Với gia tài kếch sù của ông bà già, tao chẳng cần lo nghĩ gì vẫn có thể sống sung túc cả đời. Đạt: Bố mẹ em buôn bán ngoài chợ, cũng đủ sống. Sau này em lại nối nghiệp, ra chợ Hải: Tớ phải cố gắng học thật tốt, và vẫn nối nghiệp buôn bán, chả sợ! cha ông làm nghề “vận tải”, nhưng là vận tải hàng không, để còn đi khắp nơi trên thế giới chứ! Trong 3 bạn ai có suy nghĩ đúng về tương lai?
  3. Tiết 13: NGOẠI KHÓA
  4. TIẾT 13: Ngoại khóa Bài 10: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN “Suốt đời, tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
  5. Vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã làm nên lịch sử khiến thế giới phải nghiêng mình. + Năm 1911, 21 tuổi, mang trong lòng tình yêu nước nồng nàn, nhiệt huyết sục sôi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước và đã đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ lầm than. + Năm 1924, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, người thanh niên ấy đã ra tờ báo “Thanh niên” kêu gọi thanh niên Việt Nam yêu nước đứng lên cứu nước.
  6. ◼ Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hàng triệu người con ưu tú, hầu hết ở tuổi thanh xuân đã sẵn sàng xả thân vì nước. ◼ Trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, biết bao anh hùng đã chiến đấu và làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  7. 1. Trong cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có hàng triệu người con ưu tú, hầu hết ở tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân vì nước như Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân Có thể nói, lí tưởng “giải phóng dân tộc” là lẽ sống của hàng triệu thanh niên Việt Nam khi nước nhà chưa độc lập, thống nhất. 2. Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trên các lĩnh vực sản xuất, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc cũng có bao tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh niên thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là lí tưởng của Đảng, đồng thời cũng là lí tưởng của mỗi người dân yêu nước, trong đó có thanh niên.
  8. Thảo luận nhóm Nhóm 1: Nhóm 2: Nhóm 3: Em hãy cho biết lí Theo em lí tưởng Hãy nêu tưởng sống của sống của thanh những biểu thanh niên trong niên Việt Nam hiện của cuộc Cách mạng trong thời kì đổi người thanh giải phóng dân tộc mới công nghiệp niên sống có là gì? hóa, hiện đại hóa lí tưởng. đất nước hiện Nêu 1 vài tấm Qua đó em rút nay là gi? gương thanh niên được bài học Việt Nam sống có lí Nêu một vài tấm gì cho bản tưởng trong cuộc gương thanh thân? Cách mạng giải niên sống theo lí phóng dân tộc. tưởng đó.
  9. Nhóm 1 - Lí tưởng của thanh niên Việt Nam trong cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc đó là “giải phóng dân tộc” - Những tấm gương thanh niên Việt Nam trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Nông Văn Dền, La Văn Tám, Cù Chính Lan, Trần Quốc Toản, Hồ Chí Minh .
  10. PHẠM HỒNG THÁI – Tên thật là Phạm Thành Tích, quê ở Nghệ An, người thanh niên yêu nước ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924. Vụ ám sát không thành, anh gieo mình xuống dòng Châu Giang tự vẫn. Phạm Hồng Thái (1895/1896-1924)
  11. Ngày 9 - 2 -1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi anh mới 17 tuổi. Với câu nói nổi tiếng: “ Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”
  12. Võ Thị Sáu quê ở xã Phước Lợi, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1950, khi tròn 15 tuổi chị đã bị giặc bắt vì tham gia hoạt động cách mạng và bị tù đày qua các nhà tù Chí Hoà, Bà Rịa và Côn Đảo. Chị đã bị kết án tử hình vì tội ném lựu đạn giết chết một tên sĩ quan và bị thương 20 tên lính của Võ Thị Sáu địch. Đối mặt với cái chết trước những họng súng (1933-1952) sẵn sàng nhả đạn, chị đã không hề nao núng hô vang những lời cuối cùng "Hồ Chủ Tịch muôn năm" át cả tiếng súng kẻ thù. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo. Ngày 2/9/1993, chị đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.
  13. Anh Tô Vĩnh Diện bất chấp nguy hiểm, lấy thân mình chèn pháo khi cùng đồng đội kéo pháo lên dốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tô Vĩnh Diện (1924 - 1954)
  14. Phan Đình Giót ( Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện để đồng đội xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Thế hệ các anh đã làm nên chiến thắng: Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. Pháp đầu hàng, Mĩ lại sang xâm lược, cuộc kháng chiến lại bắt đầu. “Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn, cũng phải dành được độc lập”, lớp lớp thanh niên lại tình nguyện lên đường. Phan Đình Giót (1922-1954)
  15. Nguyễn Viết Xuân (Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Sáng ngày 18 tháng 11 nǎm 1964, trong trận chiến với Không quân Hoa Kỳ tại phía tây tỉnh Quảng Bình, ông bị máy bay bắn bị thương nát đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ công sự và chỉ huy chiến đấu, động viên cán binh bằng khẩu lệnh "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!" NGUYỄN VIẾT XUÂN (20/1/1933 – 18/11/1964)
  16. NGUYỄN VĂN THẠC SV giỏi văn miền Bắc 1969- 1970. Gác lại những năm tháng sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Anh lên đường vào chiến trường Quảng Trị và hi sinh khi chưa tròn 20 tuổi. Nguyễn Văn Thạc (14/10/1952 - 30/7/1972)
  17. Bác sĩ ĐẶNG THUỲ TRÂM SV Đại học Y khoa Hà Nội tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Với khẩu súng CKC, chị đã một mình chống trả 120 tên lính Mĩ để bảo vệ thương binh ở Bệnh viện Đức Phổ (Quảng Ngãi). ĐẶNG THUỲ TRÂM (26/11/1942 – 22/6/1970)
  18. Thiếu tướng Lê Mã Lương- Giám đốc Bảo tàng Quân Đội Việt Nam. Tuổi trẻ của ông với quan niệm “tuổi trẻ đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”.
  19. Anh Nguyễn Văn Thạc và chị Đặng Thùy Trâm hi sinh đã để lại hai cuốn nhật kí gửi gắm bao ước mơ cháy bỏng ở phía trước. Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến những tấm gương tiêu biểu của thanh niên trong thời kì đổi mới.
  20. Nhóm 2 • Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. • Những tấm gương thanh niên sống có lí tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Lê Thái Hoàng, giáo sư Ngô Bảo Châu, Đặng Lê Nguyên Vũ .
  21. Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Toán học cao quý nhất của thế giới - Fields. Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields từ tay Tổng thống Ấn Độ.
  22. 33 tuổi, Đặng Lê Nguyên Vũ (1971) đã tạo ra một đế chế cà phê mà danh tiếng của nó vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn lao, những ý tưởng táo bạo cùng sự thành công thần kỳ của mình.
  23. Vô địch Đường lên đỉnh Olympia mùa thứ 17, Phan Đăng Nhật Minh giành học bổng trị giá 35.000 USD của Đại học Kỹ thuật Swinburne. Sáng 27/8, với 300 điểm, Phan Đăng Nhật Minh, học sinh trường THPT Hải Lăng (Quảng Trị) xuất sắc vượt qua 3 nhà leo núi khác để giành vòng nguyệt quế vinh quang trong Olympia mùa thứ 17.
  24. Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng
  25. Gương thanh niên năng động, sáng tạo trong thời đại ngày nay
  26. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA THANH NÊN TINH NGUYỆN
  27. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội như phong trào đền ơn, đáp nghĩa. Đoàn viên thanh niên PC Vĩnh Phúc thắp Đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hương trên mộ anh hùng liệt sĩ tại nghĩa tham gia vệ sinh, chỉnh trang nghĩa trang trang xã Văn Quán - huyện Lập Thạch liệt sĩ phường Tích Sơn.
  28. Thanh niên hiến máu nhân đạo
  29. Hàng nghìn thanh niên tình nguyện giúp dân sau mưa lũ miền Bắc (Yên Bái)
  30. Đỗ Văn Quyết Học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc sẽ đại diện cho đất nước tham dự Olympic Toán Quốc tế tại Brazil vào tháng 7
  31. Bùi Đức Hữu Học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc giải Nhất Quốc gia môn Lịch sử năm 2017
  32. Nhóm 3 Biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng: - Luôn suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội. - Luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. Bài học: Cần phải có những việc làm đúng đắn, có ý nghĩa đối với gia đình, xã hội, dân tộc (học tập tốt, lao động tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội).
  33. 1. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc: - Thanh niên sẵn sàng hy sinh vì đất nước. - Lí tưởng sống của thanh niên là “ giải phóng dân tộc ”. 2. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước: - Thanh niên đã tích cực tham gia các hoạt động sáng tạo trên mọi lĩnh vực như giáo dục, kinh tế v v - Lí tưởng sống của thanh niên là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lí tưởng sống của thanh niên qua 2 giai đoạn trên là tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. 3. Bài học: Cần phải có những việc làm đúng đắn, có ý nghĩa đối với gia đình, xã hội, dân tộc (học tập tốt, lao động tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội).
  34. “Lí tưởng là ngôi sao dẫn đường. Không có nó, không có phương hướng vững chắc, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.” (LepTôn Xtôi)
  35. Theo em những biểu hiện sống có lý tưởng và sống thiếu lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay là gì? Sống có lý tưởng Sống thiếu lý tưởng - Là sống có mục đích rõ ràng. - Là sống ỷ lại thực dụng -Vượt khó trong học tập - Không có ước mơ hoài bão. - Năng động sáng tạo trong công - Sống vì tiền tài danh vọng việc - Ăn chơi nghiện ngập. - Phấn đấu làm giàu chính đáng - Thờ ơ với mọi người, lười cho mình, gia đình, xã hội. biếng - Đấu tranh các hiện tương tiêu cực trong xã hội
  36. Thực trạng học đường
  37. Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Đặng Văn Hùng đối Sát thủ Lê Văn Luyện Tiến hai đối tượng chính gây ra tượng thảm sát 4 người vụ thảm sát 6 mạng người ở ở Yên Bái Bình Phước
  38. Đua đòi - coi thường tính mạng - vi phạm pháp luật
  39. Thanh niên cần sống có lí tưởng vì: - Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong Vì sao sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. thanh niên - Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những cần sống có lí ước mơ cao đẹp. tưởng? - Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng.
  40. Bài tập 1: Trong làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên? a. Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng. b. Bị cám những việc dỗ bởi những nhu cầu tầm thường. 10s02s03s0405s060708s0901ss c. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn. d. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội. 10 giây Đã hết đ. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. bắt đầu e. Thắng không kiêu, bại không nản. 10 giây g. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân. h. Dễ làm, khó bỏ. i. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. k. Học tập, làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  41. Câu 87: Có 109 chữchữcáicái. . TênCâuCâu146người235người:::CóCóCó912138anhchữanhchữchữhùngcáicáihùngcái . vớidũngcâucảmnói nổilấy thânTêntiếngTên ngườiTênngườingườimình“TuổingườiviếtanhnữlãnhchèntrẻđánhcuốnđẹpanhnữhùngtụpháobombácnhấtvĩnhậthùngđãđạivangsĩtrongkílàdũngĐấtmộtcủa“trênMãidộiĐỏchiếnmìnhnhâncảmtrậnmãitạihi dịchchiếnlấytuyếnQuảngtuổisinhdânthânViệt20Điệnkhichốngđấu”?ChâumìnhchưaNam?BiênvớiquânlấptrònPhủ?–120lỗTrungthù18châutênt.”uổimai?línhQuốc?Mỹnămtại Quảng1924Cèng? Trị? hiÕn 1 h o cC h i m i n h 2 p h a m h oo n g t h a i 3 N g u y e n v a Nn t h a c 4 d a n Gg t h u y t r a m 5 v o t hH i s a u 6 p h a n d Ii n h g i o t 7 l ee m a l u o n g 8 T o v i n h d i e nN
  42. Cèng hiÕn 1 h o cC h i m i n h 2 p h a m h oo n g t h a i 3 N g u y e n v a Nn t h a c 4 d a n Gg t h u y t r a m 5 v o t hH i s a u 6 p h a n d iI n h g i o t 7 l e m a l u o n g 8 T o v i n h d i e nN
  43. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ • Học bài và làm bài tập 3 ( SGK ) • Tìm hiểu lí tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì? • Học sinh cần phải làm gì để thực hiện lí cao đẹp. và phấn tưởng đó? • Tìm những tấm gương thanh niên sống có lí tưởng đấu để thực hiện lí tưởng sống đó? • Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ, bài viết về ước mơ của em.