Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_21_quyen_va_nghia_vu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- TRƯỜNG THCS AN ĐÀ GDCD 9 TIẾT 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
- I. Đặt vấn đề : 1. Chuyện của T T mới học hết lớp 10 thì có anh K hỏi cưới T. Bố mẹ T thấy nhà anh K giàu nên vội nhận lời và đám cưới nhanh chóng được tổ chức. Bố mẹ T hi vọng T sẽ được hạnh phúc, nhưng sự thực lại không như vậy. K là một thanh niên lười biếng, ham chơi, không thích lao động, lại rượu chè. T phải làm lụng vất vả, lại buồn phiền vì chồng nên gầy yếu xanh xao. Ngay sau khi T sinh đứa con đầu lòng thì K đã thường xuyên bỏ nhà đi chơi, không quan tâm gì đến vợ con.
- Đây là cuộc hôn nhân không đúng pháp luật. T. chưa đủ tuổi kết hôn, không yêu anh K, bị bố mẹ ép gả. Chính vì vậy , cuộc hôn nhân này không hạnh phúc khi K là một thanh niên lười biếng, ham chơi, không thích lao động, lại rượu chè. T phải làm lụng vất vả, lại buồn phiền vì chồng nên gầy yếu xanh xao => Đây là trường hợp tảo hôn
- 2. Nỗi khổ của M M là một cô gái đảm đang, hay làm. Một chàng trai cùng thôn tên là H, làm nghề thợ mộc ngỏ lời yêu M. Nhưng đi chơi với nhau, H hay đòi hỏi M “chiều” mình. Vì nể người yêu, sợ H giận và cho rằng mình không thật lòng yêu H, M đã có quan hệ tình dục với H. Sau đó, M có thai. H luôn luôn dao động trước những lời đồn đại, dèm pha của dân làng và trốn tránh trách nhiệm của mình. Cha mẹ, anh chi H kiên quyết phản đối và không chấp nhận M. M sinh một bé gái và vất vả đến kiệt sức để nuôi con trong sự hắt hủi của cha mẹ, sự chê cười của xóm giềng, bạn bè.
- Do M có con trước khi kết hôn , H lại không chịu trách nhiệm về việc làm của mình nên M sinh một bé gái và vất vả đến kiệt sức để nuôi con trong sự hắt hủi của cha mẹ, sự chê cười của xóm giềng, bạn bè. => Đây là tình yêu không chân chính
- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 So sánh hôn nhân trong xã hội Việt Nam thời phong kiến với hôn nhân trong xã hội ngày nay? Xã hội phong kiến Xã hội ngày nay
- So sánh hôn nhân trong xã hội Việt Nam thời phong kiến với hôn nhân trong xã hội ngày nay? Xã hội phong kiến Xã hội ngày nay - Hôn nhân sắp đặt, cưỡng -Tự nguyện. ép, không tự nguyện, bất bình đẳng. -Tiến bộ, vợ chồng bình - Vợ chồng không bình đẳng. đẳng. - Một vợ một chồng được - Người đàn ông có quyền pháp luật bảo vệ. đa thê.
- Đám cưới ngày xưa Đám cưới ngày nay Đám cưới tại Sài Gòn, hình chụp khoảng 1866 Lễ rước dâu tại miền Trung vào đầu thế kỷ 20.
- Điều 36 – Hiến pháp 2013 1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
- Kế thừa Luật hôn nhân gia đình năm 1959, 1986 và 2000, ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sửa đổi chính thức được thông qua, với 79,52% số phiếu tán thành, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- - Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
- 2. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân giưa công dân việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và không theo tôn giáo,giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. -Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Bố mẹ M vi phạm M sắp tròn 17 tuổi, hiện nguyên tắc cơ bản của đang ở nhà phụ giúp bố mẹ chế độ hôn nhân và làm vườn. Bố mẹ ép M kết gia đình là cưỡng ép hôn với anh S vì hai gia kết hôn, đồng thời một đình đã hứa hôn từ khi M trong những điều kiện và S còn nhỏ. kết hôn là việc kết hôn 1. Xin hỏi, bố mẹ M có vi do nam, nữ tự nguyện phạm luật hôn nhân và gia quyết định. đình không?
- QUYỀN VÀ Hôn nhân là sự Những quy NGHĨA VỤ liên kết đặc biệt Thế CỦA định của pháp giữa một nam CÔNG luật về hôn và một nữ nào là DÂN nhân hôn TRONG Trên cơ sở nhân HÔN bình đẳng, NHÂN Các nguyên tắc cơ tự nguyên bản của chế độ hôn được pháp nhân và gia đình ở luật thừa nước ta. nhận Nhằm chung sống lâu dài và Hôn nhân Vợ Vợ giữa công dân chồng có chồng xây dựng một gia Hôn nhân tự Vợ chồng Việt Nam nghĩa vụ có nghĩa đình hòa thuận, nguyện, tiến có nghĩa thuộc các dân thực vụ thực bộ một vợ vụ thực hạnh phúc tộc, các tôn hiện hiện một chồng, hiện chính giáo, giữa chính chính vợ chồng công dân Việt sách sách sách bình đẳng. Nam với KHHGĐ người nước KHHGĐ KHHG ngoài được Đ tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Bài tập 1: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý: a) Kết hôn khi nam và nữ đủ 18 tuổi trở lên; b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con; c) Lấy vợ lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp; d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định trên cơ sở tình yêu chân chính; đ) Kết hôn khi nam từ 20 tuổi nữ từ 18 tuổi trở lên; e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc; g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời; h) Không nên yêu sớm vì có thể dẫn đến kết hôn sớm; i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của mẹ và con; k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính; l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc; m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.
- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. 2. Tìm hiểu tác hại của việc kết hôn sớm.
- CÁM ƠN CÁC EM HỌC SINH VÀ HẸN GẶP LẠI !