Bài giảng Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 6: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai (Tiết 2) - Vũ Tiến Dũng

pptx 22 trang phanha23b 29/03/2022 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 6: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai (Tiết 2) - Vũ Tiến Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_quoc_phong_lop_10_bai_6_thuong_thuc_phong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 6: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai (Tiết 2) - Vũ Tiến Dũng

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN Bài 6: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai (Tiết 2) Giáo viên: Vũ Tiến Dũng
  2. Mời các em xem một số hình ảnh
  3. Mời các em xem một số hình ảnh
  4. CÁC LOẠI THIÊN TAI THIÊN TAI TRONG LÒNG ĐẤT TRONG KHÔNG GIAN ĐỘNG SÓNG NÚI NỨT VA CHẠM CỦA HIỆU ỨNG ĐẤT THẦN LỬA LỚN THIÊN THẠCH NHÀ KÍNH -Tăng nhiệt độ trái đất; Phá sập nhà Phá hủy Phun Phá hủy Vụ nổ cửa, công các công nham công - Biến đổi khí hậu toàn trình xây trình thạch trình cầu dựng trên mặt trên biển đất 4/8/2022
  5. II. Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh 1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam a) Bão - Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. - Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam. Bão vào thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt. - Nước ta nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là một trong những vùng bão có số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng.
  6. b) Lũ lụt - Lũ các sông khu vực Bắc Bộ thường xuất hiện sớm so với các vùng khác, hằng năm trung bình có 3-5 trận, thời gian kéo dài từ 8-15 ngày. - Lũ các sông miền Trung: Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh, các sông ở khu vực này có hệ thống ngăn lũ thấp hoặc không có đê. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng. - Lũ các sông khu vực Tây Nguyên thường mang đặc điểm của lũ núi, lũ quét. - Lũ ở các sông miền Đông Nam Bộ do cường độ mưa lớn, có lớp phủ thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ thường không lớn nhưng thời gian ngập lũ kéo dài. - Lũ các sông đồng bằng sông Cửu Long thường diễn biến chậm, nhưng kéo dài trong suốt thời gian từ 4-5 tháng, làm ngập hầu hết toàn bộ sông Cửu Long.
  7. Một số hình ảnh về lũ lụt
  8. c) Lũ quét, lũ bùn đá: - Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. - Thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. - Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy.
  9. Lũ bùn đá Lũ quét
  10. d) Ngập úng Ngập úng do mưa lớn gây ra, tuy ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
  11. e) Hạn hán và sa mạc hóa - Hạn hán là một thời gian kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm khi một khu vực trải qua sự thiếu nước. - Là loại thiên tai đứng thứ ba về mức độ thiệt hại sau bão, lũ. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi.
  12. Hạn hán Sa mạc hóa
  13. Các loại thiên tai xâm nhập
  14. 2. Tác hại của thiên tai - Cản trợ sự phát triển của kinh tế xã hội - Gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh - Phá hủy các công trình Quốc phòng an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, gây mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội
  15. 3. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai a) Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. b) Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai: Như chương trình trồng rừng đầu nguồn. Rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, chương trình hố chứa nước cắt lũ, chống hạn, chương trình sống chung với lũ, chương trình an toàn cho tàu đánh bắt hải sản, chương trình củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều.
  16. c) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
  17. d) Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tạo điều kiện cho tầu thuyền tránh trú bão, khai thác hợp lý an toàn các nguồn lợi trên biển với các nước có chung biên giới trên đất liền, trên biển
  18. e) Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ, cứu nạn. Sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn.
  19. g) Cứu trợ khắc phục hậu quả
  20. h) Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
  21. CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM