Bài giảng Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 3: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam

pptx 15 trang phanha23b 6860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 3: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_quoc_phong_lop_12_bai_3_to_chuc_quan_doi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 3: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam

  1. 2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: i) Bộ đội Biên phòng:
  2. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: Quân chủng là một thành phần cao cấp trong tổ chức quân đội, hoạt động tác chiến có ý nghĩa chiến lược, trong một môi trường nhất định (trên không, trên bộ, trên biển), được tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến.
  3. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: + Quân chủng Lục quân: là quân chủng tác chiến chủ yếu trên mặt đất. Trong quân đội nhiều nước, QCLQ thường là quân chủng có số quân đông nhất và giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt lực lượng đối phương, đánh chiếm và giữ đất đai.
  4. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: + Quân chủng Hải quân: là quân chủng thực hiện những nhiệm vụ tác chiến trên các chiến trường biển và đại dương. Có các binh chủng: tàu mặt nước, tàu ngầm, pháo binh hải quân, tên lửa bờ biển, thủy quân lục chiến Iybb0
  5. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: + Quân chủng Phòng không – Không quân: là quân chủng làm nhiệm vụ sử dụng khí cụ bay để đánh các mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển
  6. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: Binh chủng là một bộ phận của quân chủng, làm chức năng trực tiếp chiến đấu, hoặc bảo đảm chiến đấu có vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương pháp tác chiến và hoạt động đặc thù. Mỗi quân chủng có một số binh chủng đặc thù.
  7. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: Binh chủng Pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh 8 chữ "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" ngày 13 tháng 4 năm 1967.
  8. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: Binh chủng Tăng - Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam là một binh chủng trong tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu trách nhiệm tác chiến đột kích trên bộ và đổ bộ (hải quân), được trang bị các loại xe tăng, xe bọc thép, với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao.
  9. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: Binh chủng Công binh là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến.
  10. watch?v=13AT5UIJBIM&pbjr h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh eload=10 chủng: Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp quản lý, chỉ đạo. Binh chủng Đặc công đã tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng xây dựng và phát triển các lực lượng Đặc công theo hướng tinh, gọn, chất lượng cao. Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
  11. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng:
  12. h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: ➢Tổ chức lực lượng lúc mới thành lập: 9 tiểu đoàn đặc công; Trường bổ túc cán bộ và 3 cơ quan. - Tuy ngày thành lập chính thức là năm 1967, nhưng từ những năm kháng chiến chống Pháp, cách đánh "công đồn đặc biệt" ở chiến trường Nam Bộ, cách đánh và tổ chức đặc công đã phát triển nhanh chóng, hình thành ba loại lực lượng: + Đặc công bộ + Đặc công nước + Đặc công biệt động
  13. i) Bộ đội Biên phòng: Bộ đội Biên phòng Việt Nam là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.