Bài giảng Hình học Lớp 8 - Chương 3, Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng - Năm học 2018-2019

ppt 11 trang buihaixuan21 6240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hình học Lớp 8 - Chương 3, Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hinh_hoc_lop_8_chuong_3_bai_4_khai_niem_hai_tam_gi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hình học Lớp 8 - Chương 3, Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng - Năm học 2018-2019

  1. Ngày soạn: 5/3/2019 Ngày giảng: Từ ngày đến ngày Tiết: Từ tiết 44 đến tiết 53 Tên chủ đề: Tam giác đồng dạng. Số tiết: 10 Chuyên đề: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG.
  2. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức - HS nắm được thế nào là hình đồng dạng. - Hiểu được định nghĩa hai tam giác đồng dạng. -Hiểu cách chứng minh và vận dụng được các định lí về hai tam giác đồng dạng. 2. Kỹ năng - Biết tỉ số các cạnh tương ứng gọi là tỉ số đồng dạng. - Dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song và hệ quả của định lí Ta let chứng minh được các định lí. - Vận dụng được định nghĩa, định lí để giải được các bài tập về các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. - Rèn luyện kĩ năng tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá kiến thức bộ môn. 4. Phát triển năng lực - Phát triển năng lực tư duy logic. - Phát triển năng lực trình bày (ngôn ngữ). - Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề.
  3. II. Phương tiện dạy học - Máy chiếu - Hệ thống câu hỏi, ví dụ minh họa và bài tập vận dụng. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
  4. Phần thứ nhất: Tam giác đồng dạng A. Phần khởi động (3phút) 1. Mục đích: - Tạo sự tò mò gây hứng thú cho học sinh về hình đồng dạng. - Hình dung được những đối tượng sẽ nghiên cứu, lấy được các ví dụ về hình đồng dạng. 2. Nội dung: - GV chiếu cho HS quan sát các hình ảnh về hình đồng dạng, - hình không đồng dạng để thông qua đó HS hiểu được những hình - đồng dạng là những hình có hình dạng giống nhau nhưng kích thước có thể khác nhau 3. Cách thức: - Hoạt động cá nhân: GV đưa ra câu hỏi trên. - Học sinh hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi đó. 4. Sản phẩm: - HS nhận biết được trong thực tế thường gặp những hình đồng dạng với nhau - Tất cả các hình tròn, tất cả các hình vuông, tất cả các tam giác đều, tất cả các tam giác vuông cân đều đồng dạng với nhau.
  5. B. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút): 1. Mục đích: - HS nắm được thế nào là hai tam giác đồng dạng với nhau. Biết viết kí hiệu hai tam giác đồng dạng. Biết xác định tỉ số đồng dạng của hai tam giác - Biết cách chứng minh hai tam giác đồng dạng với nhau bằng định nghĩa và từ định nghĩa suy ra được ba tính chất đơn giản của hai tam giác đồng dạng 2. Nội dung: - GV đưa ra nhiệm vụ và các câu hỏi dẫn dắt - HS thực hiện các nhiệm vụ học tập do GV yêu cầu, liên tưởng được thực tế 3. Cách thức: •Tam giác đồng dạng. •Định nghĩa: SGK/ Tr.70 Giáo viên đưa ra câu hỏi dẫn dắt ?1/sgk rồi đưa ra định nghĩa hai tam giác đồng dạng sau đó giới thiệu về: Kí hiệu hai tam giác đồng dạng, Đỉnh tương ứng, Cạnh tương ứng, Cách viết hai tam giác đồng dạng với nhau bằng kí hiệu,Tỉ số đồng dạng ? Vậy nếu cho tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC thì ta suy ra được điều gì. Từ đó để củng cố lại định nghĩa là hai tam giác đồng dạng với nhau khi và chỉ khi các góc tương ứng bằng nhau còn các cạnh tương ứng phải tỉ lệ với nhau
  6. •Tính chất: -Từ bài tập ?1 gv yêu cầu hs tính tỉ số đồng dạng của 2 tam giác rồi đưa ra câu hỏi ?2/SGK ý 2 -GV tiếp tục đặt câu hỏi nếu tam giác A’B’C’ bằng với tam giác ABC thì hai tam giác này có đồng dạng với nhau không? -Từ 2 câu hỏi trên GV thông báo: Vậy từ định nghĩa ta suy được các tính chất của hai tam giác đồng dạng như sau. Cho HS làm bài tập 23/sgk
  7. Định lí GV đưa bài tập ?2 lên màn hình sau đó gọi 1 học sinh đọc đề bài rồi nêu cách làm, tiếp đó là trình bày trên bảng Từ bài tập này giáo viên thông báo với học sinh định lí, chú ý của định lí Cho học sinh làm bài tập củng cố định lí Bài tập: Cho hình vẽ, biết DE //BC, CF//AB. Viết các cặp tam giác đồng dạng.
  8. 4. Sản phẩm: - HS nắm được định nghĩa, kí hiệu hai tam giác đồng dạng. - HS nắm được tính chất cơ bản của hai tam giác đồng dạng - Học sinh tính được tỉ số đồng dạng của hai tam giác - Học sinh vận dụng được 2 cách chứng minh hai tam giác đồng dạng với nhau bằng định nghĩa và định lí
  9. C. Hoạt động luyện tập ( 7 phút ) 1. Mục đích: - Củng cố định nghĩa, định lí, cách viết hai tam giác đồng dạng với nhau bằng kí hiệu. - Tính được các cạnh, các góc còn lại của hai tam giác đồng dạng với nhau. Xác định được tỉ số đồng dạng của hai tam giác đồng dạng 2. Nội dung: - Cho học sinh làm 4 bài tập . 3. Cách thức: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi 4. Sản phẩm - HS củng cố cách nhận biết một số có là số nguyên tố hay không ? - HS giải được các bài tập về chứng minh hoặc tìm số nguyên tố.
  10. D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 5 phút ): 1. Mục đích: - Tìm hiểu về các ứng dụng của hai tam giác đồng dạng và nhà toán học Talet. 2. Nội dung Từ kết quả trả lời câu hỏi và lật miếng ghép của trò chơi giáo viên giới thiệu cho hs về con người và sự nghiệp của nhà toán học Talet 3. Cách thức: - Chiếu hình ảnh rồi giới thiệu. 4. Sản phẩm: - HS có thêm hiểu biết về nhà toán học Talet và thấy được ý nghĩa của toán học trong đời sống
  11. C. Hoạt động luyện tập ( 7 phút ) 1. Mục đích: - Củng cố định nghĩa, định lí, cách viết hai tam giác đồng dạng với nhau bằng kí hiệu. - Tính được các cạnh, các góc còn lại của hai tam giác đồng dạng với nhau. Xác định được tỉ số đồng dạng của hai tam giác đồng dạng 2. Nội dung: - Cho học sinh làm 4 bài tập . 3. Cách thức: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi 4. Sản phẩm - HS củng cố cách nhận biết một số có là số nguyên tố hay không ? - HS giải được các bài tập về chứng minh hoặc tìm số nguyên tố.