Bài giảng Hóa học Khối 9 - Bài 5: Luyện tập Tính chất hóa học của oxit và axit

ppt 12 trang phanha23b 6780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Khối 9 - Bài 5: Luyện tập Tính chất hóa học của oxit và axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_khoi_9_bai_5_luyen_tap_tinh_chat_hoa_hoc_c.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Khối 9 - Bài 5: Luyện tập Tính chất hóa học của oxit và axit

  1. Bài tập trắc nghiệm Câu 1. Cặp chất nào sau đây chỉ gồm oxit bazơ? A. K2O; SO3. B. CuO; P2O5. C. K2O; FeO. D. CO2; SO2. Câu 2. Oxit nào sau đây tác dụng được với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh? A. SO3. B. CuO. C. CaO. D. SO2. Câu 3. Cặp oxit nào sau đây có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ? A. CuO , SiO2. B. CO2, Na2O. C. K2O, Na2O. D. P2O5 , SO3.
  2. Câu 4: CaO tác dụng hoàn toàn với nhóm chất nào sau đây? A. Fe2O3, HCl, P. B. NaOH, H2SO4, Fe. C. H2O, NaCl, SO2. D. H2O, HCl, CO2. Câu 5. Oxit nào tác dụng được với nước? A. SO2. B. Fe2O3. C. CO. D. Al2O3. Câu 6. Oxit tác dụng được với nước và tạo thành dung dịch làm quì tím hóa đỏ là A. P2O5. B. CO. C. Na2O. D. CuO. Câu 7: Khí oxi có lẫn khí CO2 và SO2. Để loại bỏ tạp chất SO2, CO2 người ta dùng A. dung dịch HCl. B. dung dịch CuSO4. C. nước. D. dung dịch Ca(OH)2.
  3. Câu 8. SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây? A. SO3, H2O , Ca(OH)2. B. Ca(OH)2, H2O, Na2O. C. HCl, CO2, Ca(OH)2. D. NaCl, H2O, CaO. Câu 9. Khí SO2 được điều chế bằng phản ứng hóa học của cặp chất nào dưới đây? A. CaCO3 và H2SO4. B. CaSO3 và HCl. C. K2SO4 và HCl . D. Na2SO3 và NaCl. Câu 10. Dung dịch làm quì tím hóa đỏ là A. HCl. B. NaCl. C. KOH. D. MgSO4.
  4. Câu 11. Phản ứng giữa cặp chất nào gọi là phản ứng trung hòa? A. H2SO4 và NaOH. B. CuSO4 và NaOH. C. Na và HCl. D. Na2O và CO2. Câu 12. Chất tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh lam là A. Cu(OH)2. B. BaCl2. C. Fe2O3. D. Zn. Câu 13: Cho kẽm vào dung dịch HCl . Hiện tượng nào sau đây là chính xác ? A. Kẽm tan dần, không có khí thoát ra. B. Kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra. C. Kẽm tan dần, dung dịch chuyển dần sang màu xanh. D. Không có hiện tượng xảy ra.
  5. Câu 14: Nhóm chất nào sau đây đều làm quỳ tím hóa đỏ: A. H2SO4, NaOH. B. H2SO4, HCl. C. HCl, NaCl. D. HCl, CuSO4. Câu 15: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch A. HCl, Fe. B. HCl, NaOH. C. H2SO4, Na2SO4. D. H2SO4 , CuO. Câu 16. Dung dịch axit tác dụng với chất nào sau đây tạo thành muối và nước? A. Zn; ZnO. B. Zn; Zn(OH)2. C. ZnO; Zn(OH)2. D. Zn; ZnCO3.
  6. Câu 17. Chất nào tác dụng với dung dịch HCl sinh ra chất khí? A. MgO. B. Mg. C. Zn(OH)2. D. AgNO3. Câu 18. Dung dịch HCl đều phản ứng với cặp chất nào sau đây? A. CuO, Cu. B. Cu(OH)2, Cu. C. CuO, Cu(OH)2. D. CuCl2, CuO. Câu 19. Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo ra khí nhẹ nhất trong các chất khí là A. Zn. B. MgCO3. C. Na2SO3. D. K2S.
  7. Câu 20. Chất không tác dụng được với H2SO4 đặc nóng sinh ra khí SO2 là A. Cu. B. Au. C. Fe. D. Al. Câu 21. Để làm loãng dung dịch H2SO4 người ta pha chế theo cách nào? A. Rót nhanh nước vào axit. B. Rót nhanh axit vào nước. C. Rót từ từ axit vào nước. D. Rót từ từ nước vào axit. Câu 22: H2SO4 loãng tác dụng hoàn toàn với nhóm chất nào sau đây? A. CO2, NaOH, Al, Mg. B. Cu, BaCl2, Cu(OH)2, Fe. C. Zn, NaOH, CuSO4, FeO. D. Fe, CuO, NaOH, BaCl2.
  8. Câu 23. Cho 0,2 mol Na2O tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl. Nồng độ mol/lít của dung dịch axit cần dùng là A. 1M. B. 2M. C. 3M. D. 4M. Câu 24. Cho 500ml dung dịch axit clohiđric 1M tác dụng hết với Mg. Thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là A. 11,2 lít. B. 5600 lít. C. 0,56 lít. D. 5,6 lít. Câu 25. Thành phần % theo khối lượng của nguyên tố photpho có trong hợp chất canxiphotphat Ca3(PO4)2 là A. 10%. B. 28,8%. C. 14,4%. D. 20%. Câu 26. Cho 2,4 gam Mg tác dụng với 100 gam dung dịch HCl 3,65 %. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 4,75 gam. B. 4,57 gam. C. 3,57 gam. D. 3,75 gam.
  9. BT1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1.Mg + 2HCl ? + HMgCl2 2 2.Fe + ? H2SO4 FeSO4 + H2 3. H SO +2NaOH ? +2 H O 2 4 Na2SO4 2 4. 2HCl + ? CaCl + ?2H O Ca(OH)2 2 2 5. BaCl2 + H2SO4 ? + BaSO2 HCl 4 6. Al2O3 + 3H2SO4 ? + 3HAl2(SO4)3 2O
  10. BT2: Viết phương trình cho mỗi chuyển đổi sau: CaSO(2) 3 (1) (3) (4) (5) a/ S SO2 H2SO3 Na2SO3 SO2 b/
  11. BT3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: a/ Na2SO4, NaCl và HCl . b/ NaCl, HCl và H2SO4 c/ Na2SO4, HCl và H2SO4 BT4: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (đktc). a/. Viết phương trình hóa học. b/. Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng. c/. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
  12. BT5: Cho 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3. a/. Viết các phương trình hóa học b/. Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.