Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 60: Dung dịch

ppt 16 trang Hải Phong 17/07/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 60: Dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_8_tiet_60_dung_dich.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 60: Dung dịch

  1. Dung môi – Chất tan – Dung dịch. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?
  2. I. Dung môi - chất tan - dung dịch: 1. Thí nghiệm: SGK - Thí nghiệm 1: Cho 1 thìa nhỏ đường vào cốc Nước, khuấy nhẹ. Quan sát hiện tượng? Đường Nước Nước đường Hiện tượng: Đường tan trong nước tạo thành nước đường. Chất tan . DungNước môiđường là Dunghỗn hợp dịch. đồng nhất của(Không đường còn phân biệt được đâu là đường, đâu là nước)
  3. I. Dung môi - chất tan - dung dịch: 1. Thí nghiệm: SGK - Thí nghiệm 2: Cho 1 thìa nhỏ dầu ăn vào: - Cốc1: đựng xăng. - Cốc 2: đựng nước. Khuấy nhẹ, quan sát hiện tượng ? Câu 1: Cho biết hiện tượng xảy ra ở TN2 ? Cốc 1: . Cốc 2: . Cốc 1 Xăng Câu 2: Cho biết chất tan và dung môi ở TN 2? Chất tan Dung môi Cốc 1: . Cốc 2: . Dầu ăn Câu 3: Ở cốc nào tạo thành dung dịch? Nước Cốc 2
  4. HÌNH ẢNH VỀ CÁC VỤ TRÀN DẦU
  5. I. Dung môi - chất tan - dung dịch: 1. Thí nghiệm: SGK 2. Kết luận: - Dung môi (nước, xăng, ): là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch - Chất tan (đường, muối, dầu ăn, ): là chất bị hoà tan trong dung môi - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
  6. Hãy cho biết trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào tạo thành dung dịch? Giải thích? Chỉ rõ chất tan, dung môi? a. Trộn 1ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước. b. Trộn 10ml rượu etylic (cồn) với 1ml nước c. Cho khí Amoniac vào nước d. Cho một ít cát vào nước e. Cho 1 gam muối ăn vào 10ml nước Câu Chất tan Dung môi a Rượu etylic Nước b Nước Rượu etylic c Khí amoniac Nước e Muối ăn Nước
  7. Chú ý: Sự phân biệt dung môi và chất tan của các chất cùng trạng thái tan được vào nhau tạo thành dung dịch là sự tương đối dựa chủ yếu vào thành phần ( thường là thể tích) : + Thành phần chất nào chiếm nhiều hơn được coi là dung môi. + Thành phần chất nào ít hơn được coi là chất tan. + Nếu thành phần tương đương nhau thì khái niệm dung môi và chất tan chỉ là do cách gọi mà thôi.
  8. Các em đã cho bao nhiêu muỗng đường vào cốc nước? Các em đã thấy gì? Theo các em đường có tan vô hạn trong nước không hay nó chỉ hòa tan ở một giới hạn nào đó thôi?
  9. I. Dung môi - chất tan - dung dịch: II. Dung dịch chưa bão hòa - dung dịch bão hòa: 1. Thí nghiệm: SGK Giai đoạn Giai đoạn đầu sau Đường không Đường Nước Nước đường tan Dung dịch chưa *Nhận xét: Dung dịch bão bão hoà hoà Hiện tượng: - Ở giai đoạn đầu ta có dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hoà tan thêm đường Ta có dung dịch đường chưa bão hoà. - Ở giai đoạn sau ta được một dung dịch đường không thể hoà tan thêm đường Ta có dung dịch đường bão hoà.
  10. I. Dung môi - chất tan - dung dịch: II. Dung dịch chưa bão hòa - dung dịch bão hòa: 1. Thí nghiệm: SGK 2. Kết luận: Ở một nhiệt độ xác định: - Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. - Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
  11. Ví dụ: Ở 250C, 100g nước có thể hòa tan tối đa 36g muối ăn (NaCl) để tạo thành dung dịch bão hòa. Nếu ta hoà tan 30g muối ăn vào 100g nước thì dung dịch thu được là dung dịch bão hoà hay dung dịch chưa bão hoà?  Dung dịch thu được là dung dịch chưa bão hoà Bài 3/138-sgk: a. Muốn chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng) ta phải làm sao? → Cho thêm nước vào dung dịch NaCl bão hòa b. Muốn chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng) ta phải làm sao? → Cho thêm NaCl vào đến khi NaCl không tan được nữa hoặc đun dung dịch cho nước bay hơi bớt
  12. Qua thí nghiệm trên và những hiểu biết đã có từ thực tế, các em hãy cho biết muốn quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh, ta thực hiện các biện pháp nào?
  13. I. Dung môi - chất tan - dung dịch: II. Dung dịch chưa bão hòa - dung dịch bão hòa: III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn? 1. Khuấy dung dịch. Thí nghiệm: Có 4 ống nghiệm chứa 2. Đun nóng dung dịch. nước, cho muối ăn (NaCl) vào 3. Nghiền nhỏ chất rắn - Ống 1: Để yên. - Ống 2: Khuấy đều - Ống 3: Nghiền nhỏ muối rồi cho vào ống nghiệm để yên. - Ống 4: Đun nóng Quá trình hòa tan của muối ăn (NaCl) xảy ra như thế nào?
  14. - Học bài, làm các bài tập sgk – trang 138. - Chuẩn bị bài mới: + Đọc trước bài 41. + Tìm hiểu xem trong cùng điều kiện khả năng hoà tan của các chất khác nhau có giống nhau không?