Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Tiết 48: Chủ đề: Dầu mỏ-Khí thiên nhiên-Nhiên liệu

ppt 43 trang phanha23b 23/03/2022 4960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Tiết 48: Chủ đề: Dầu mỏ-Khí thiên nhiên-Nhiên liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_9_tiet_48_chu_de_dau_mo_khi_thien_nhie.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Tiết 48: Chủ đề: Dầu mỏ-Khí thiên nhiên-Nhiên liệu

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN BỈNH KHIÊM Tiết 48: Chủ đề: DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN – NHIÊN LIỆU Môn: HOÁ HỌC 9
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của khí etilen? Câu 2: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 khí: metan, etilen, cacbonic. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 khí trên.
  3. Câu 1: Trong phân tử khí etilen có 1 liên kết đôi. Trong liên kết này có 1 liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học. Công thức thu gọn : CH2 = CH2 * Tính chất hóa học: 1. Phản ứng cháy to C2H4 + 3O2 2 CO2 + 2 H2O 2. Phản ứng cộng CH2 = CH2+ Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br (đibrometan) 3. Phản ứng trùng hợp xt,p,to n CH2 = CH2 (-CH2 – CH2-)n ( Polietilen)
  4. Câu 2: Phân biệt CH4,C2H4,CO2 - Đánh số thứ tự và trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm - Cho các khí đi qua dung dịch brom + MT nào mất màu dd brom: C2H4 C2H4 + Br2 → C2H4Br2 + MT không hiện tượng: CH4 và CO2 (1) - Cho có MT ở (1) đi qua dd nước vôi trong Ca(OH)2 + MT nào xuất hiện kết tủa trắng: CO2 Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O + MT không hiện tượng: CH4
  5. Tiết 48 - Chủ đề: DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN - NHIÊN LIỆU
  6. NỘI DUNG KHÍ THIÊN NHIÊN DẦU MỎ NHIÊN LIỆU
  7. I. DẦU MỎ 1.Tính chất vật lí Quan sát mẫu dầu mỏ: Cho biết trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước.
  8. Tiết 48: DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN – NHIÊN LIỆU I. DẦU MỎ 1.Tính chất vật lí Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. 2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ Dầu mỏ có ở đâu?
  9. Tiết 48: DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN – NHIÊN LIỆU I. DẦU MỎ 1.Tính chất vật lí Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. 2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu.
  10. Cấu tạo mỏ dầu KH Í . Dầu Nước Lớp khí đồng hành ( khí mỏ dầu ) Lớp dầu lỏng Lớp nước mặn
  11. Muốn khai thác được dầu mỏ thì người ta phải làm thế nào?
  12. Khí Dầu Nước hoặc khí Hoàng Thị Phương Hoa - THCS Trọng Điểm- HL
  13. Tiết 48: DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN – NHIÊN LIỆU 3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ - Khi chưng cất dầu mỏ, các sản phẩm được tách ra ở những khoảng nhiệt độ khác nhau
  14. Khí đốt Van Xăng Dầu thắp (dầu lửa) Dầu điêzen Dầu mazut Dầu thô Nhựa đường
  15. Dầu nặng Crăckinh Xăng + Hỗn hợp khí Để tăng lượng xăng người ta sử dụng phương pháp nào?
  16. Tiết 48: DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN – NHIÊN LIỆU I. DẦU MỎ 1.Tính chất vật lí Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. 2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu. 3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ -Khí đốt, xăng, dầu thắp, điezen, dầu mazút, nhựa đường. Để tăng hàm lượng xăng Dầu nặng Crăckinh Xăng + Hỗn hợp khí
  17. Tiết 48: DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN – NHIÊN LIỆU I. DẦU MỎ II. KHÍ THIÊN NHIÊN
  18. Khí thiên nhiên có ở Muốn khai thácđâukhí? thiên nhiên người ta phải làm thế nào? Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất Muốn khai thác khí thiên nhiên người ta khoan xuống mỏ khí. Khí sẽ tự phun lên do áp suất ở các mỏ khí lớn hơn áp suất khí quyển.
  19. Khí thiên nhiên có những ứng dụng gì? Là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp
  20. a)Hàm lượng metan trong khí thiên nhiên b)Hàm lượng metan trong khí mỏ dầu
  21. Tiết 48: DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN – NHIÊN LIỆU I. DẦU MỎ II. KHÍ THIÊN NHIÊN - Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí thiên nhiên, - Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan chiếm từ 95% trở lên.
  22. I. DẦU MỎ II. KHÍ THIÊN NHIÊN III. NHIÊN LIỆU 1. Nhiên liệu là gì?
  23. ? Em hãy cho biết than, củi, dầu hỏa, khí gas khi cháy có hiện tượng gì xảy ra? - Khi cháy đều tỏa nhiệt và phát sáng. ?. Vậy nhiên liệu là gì? - Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy có tỏa nhiệt và phát sáng.
  24. III. NHIÊN LIỆU 1. Nhiên liệu là gì? - Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy có tỏa nhiệt và phát sáng.
  25. Kể tên một số nhiên liệu sử dụng hàng Than đá ngày? Than cốc Củi Điện có phải là một Cồn khô loại nhiên liệu không? Cồn 900 Than tổ ong Than đá Theo em nhiên liệu chia làm mấy loại gaz Khí bioga
  26. I. DẦU MỎ II. KHÍ THIÊN NHIÊN III. NHIÊN LIỆU 1. Nhiên liệu là gì? 2. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? a. Nhiên liệu rắn. Gồm than mỏ (than gầy, than mỡ, than non, than bùn) và gỗ. b. Nhiên liệu lỏng.
  27. NHIÊN LIỆU LỎNG GỒM RƯỢU XĂNG DẦU CỒN
  28. ỨNG DỤNG CỦA NHIÊN LIỆU LỎNG THẮP SÁNG Ộ Ơ Ố CHẤT ĐỐT Đ NG C Đ T TRONG
  29. I. DẦU MỎ II. KHÍ THIÊN NHIÊN III. NHIÊN LIỆU 1. Nhiên liệu là gì? 2. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? a. Nhiên liệu rắn. b. Nhiên liệu lỏng. Gồm: các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa ) và rượu.
  30. NHIÊN LIỆU KHÍ Gồm: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than.
  31. NHIÊN LIỆU KHÍ Dùng trong đời sống và trong công nghiệp
  32. I. DẦU MỎ II. KHÍ THIÊN NHIÊN III. NHIÊN LIỆU 1. Nhiêu liệu là gì? 2. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? a. Nhiên liệu rắn. b. Nhiên liệu lỏng. c. Nhiên liệu khí. Gồm: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than
  33. Máy phát điện chạy bằng khí biogas Xăng Ethanol Xe máy chạy bằng khí thiên nhiên
  34. Nhiên liệu có phải là nguồn tài nguyên vô tận không?
  35. Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn thì sẽ gây ra những tác hại nào?Gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường. SửNhiên dụng liệu hiệu sử quảdụng nhiên như thếliệu nào là để được nhiên coi liệu là hiệu cháy quả? hoàn toàn. Tận dụng nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra. Muốn sử dụng nhiên liệu hiệu quả, chúng ta phải thực hiện những biện pháp gì?
  36. I. DẦU MỎ II. KHÍ THIÊN NHIÊN III. NHIÊN LIỆU 1. Nhiêu liệu là gì? 2. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? a. Nhiên liệu rắn. b. Nhiên liệu lỏng. c. Nhiên liệu khí. 3. Ứng dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? - Cung cấp đủ không khí (oxi) cho quá trình cháy. - Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí (oxi). - Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  37. Quan sát 2 hình sau: a b Trường hợp nào nước mau sôi hơn? Vì sao?
  38. Quan sát 2 hình dưới đây và cho biết trường hợp nào sử dụng gaz an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hơn? a) b)
  39. Quan sát hình sau và cho biết trường hợp nào đèn sẽ cháy sáng hơn, ít muội than hơn? Vì lượng không khí được hút vào nhiều hơn.
  40. Quan sát 2 hình sau và cho biết: - Vì sao viên than tổ ong lại có nhiều lỗ nhỏ? - Vì sao bếp gaz được chia thành nhiều khe chia lửa?
  41. ❖ Ôn lại kiến thức cơ bản của chương Hidrocacbon – Nhiên liệu. Tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử với tính chất của các hidrocacbon đã học và những ứng dụng của chúng. ❖ Làm bài tập 1 đến 4 SGK/129 và 1 đến 4 SGK / 132.
  42. BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu 1: Đốt cháy 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và etilen thu được 12,32 lít (đktc)khí CO2 a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. b. Nếu dẫn toàn bộ khí CO2 thu được ở trên qua 300 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng muối thu được. Câu 2: Viết các PTHH của: a. Đốt cháy khí metan trong oxi b. metan và khí clo (tỷ lệ 1:2) có ánh sáng kt c. Đốt cháy khí etilen trong oxi d. Etilen và dung dịch Brom e. Phản ứng trùng hợp của etilen f. CH2=CH-CH3 và dung dịch brom Câu 3: Viết công thức cấu tạo của C3H7Cl, C3H8O, C5H12, C3H6, C2H6O Câu 4: Dẫn toàn bộ 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua dung dịch brom. Sau một thời gian thấy thoát ra 4,48 lít khí ( đktc). a. Viết PTHH xảy ra b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. Câu 5: Nêu một số biện pháp xử lý môi trường trong các trường hợp: a. Tàu chở dầu gặp sự cố và dầu tràn trên biển. b. Dầu mỏ ngấm vào cát ở ven biển. Câu 6: Hãy giải thích các hiện tượng sau: a. Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lửa bùng cháy b. Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến sẽ tắt