Bài giảng Hướng nghiệp - Tổ chức hoạt động tiết đọc sách nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hướng nghiệp - Tổ chức hoạt động tiết đọc sách nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_huong_nghiep_to_chuc_hoat_dong_tiet_doc_sach_nham.pptx
Nội dung text: Bài giảng Hướng nghiệp - Tổ chức hoạt động tiết đọc sách nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh
- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TIẾT ĐỌC SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH 1
- A. LÝ THUYẾT: - Phần 1: Những ý tưởng cơ bản - Phần 2: Các dạng thức tổ chức HS đọc - Phần 3: Biện pháp hoạt động B. THỰC HÀNH 2
- A. LÝ THUYẾT: Chúng ta suy nghĩ gì??? 2
- 01 “Reading is the foundation of education and vital to children’s success.” Văn hóa Đọc mở ra thếđọc giới màlà khônggì? có gì khác làm được. 02
- Thói quen Hứng thú đọc đọc Kĩ năng đọc
- Phần 1: Những ý tưởng cơ bản Các biểu hiện đặc trưng của thói quen đọc * Sự thường xuyên đọc * Tính tự động * Phong cách cá nhân Độ tuổi hình thành thói quen đọc: Tuổi vàng <11 tuổi
- Kỹ năng là cách nhà trường dạy cho học sinh như tìm ra bối cảnh câu chuyện, kể lại, suy luận, liên hệ thực tế. Nhưng có kỹ năng thì chưa phải là văn hóa đọc ➔Khó đối với tuổi lớn hơn nhưng có thể tác động đến hứng thú (phải nuôi dưỡng hứng thú -> thói quen và kỹ năng) ➔Thứ tự ưu tiên: Hứng Thói Kĩ năng thú quen đọc đọc đọc
- ➔Ưu tiên chiến lược tạo một buổi đọc nhẹ nhàng, giải trí, thư giãn Đọc để thưởng thức vui – Reading for pleasure” “Việc đọc mà chúng ta làm với ý chí tự do, tự tại của riêng mình, với cảm giác hòa hứng về niềm thỏa mãn mà chúng ta sẽ đạt được từ hành vi đọc”
- * Các lợi ích thói quen đọc mang đến: ➢ Về trí tuệ: Nâng cao thành tích học tập, trau dồi tốt các kỹ năng học tập, khả năng tập trung, nâng cao trí nhớ, thông minh hơn ➢ Về tình cảm – xã hội: giao tiếp – chia sẻ và đồng cảm, giải trí và giảm căng thẳng, nhận được những khóa học giá rẻ hoặc miễn phí, hấp thụ các giá trị sống tích cực
- Làm thế nào để việc đọc trong nhà trường giúp học sinh phát triển được văn hóa đọc? HỨNG THÓI NĂNG THÚ QUEN LỰC
- * 10 điều kiện cơ bản để xây dựng thói quen đọc cho học sinh: Tạo môi trường đọc sách Cho học sinh ghé thăm thư viện công cộng địa phương Khuyến khích học sinh đọc ở nhà, Nói về những gì đang đọc mọi nơi trong trường, lớp và ngoài nhà trường Người lớn là tấm gương đọc sách Cho học sinh tiếp cận các thể loại khác nhau Tạo kết nối giữa đọc và thực tế cuộc Sẵn lòng hỗ trợ học sinh sống Cho học sinh cơ hội đọc tài liệu ở nhà Đọc mỗi ngày và đọc nên vui, không bực bội
- * Chọn lựa sách – tài liệu đọc cho HS: Phi văn chương (Văn bản mang tính khoa học, văn Phân loại 2 bản thông tin) văn bản chính Văn bản văn chương (sách tâm hồn, sách văn học, truyện ) Sử dụng “test năm ngón tay” -> Cách đọc, chiến lược, kĩ thuật đọc khác nhau
- * Trau dồi 9 kỹ năng và thái độ của một người đọc tốt:
- * Động não suy nghĩ thường xuyên đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cho bản thân trong suốt lúc đọc
- Phần 2: Các dạng thức tổ chức học sinh đọc Mục đích và tầm nhìn của dạy đọc quốc tế: YÊU THÍCH ĐỌC – VUI THÚ ĐỌC THÓI QUEN ĐỌC KHẢ NĂNG ĐỌC ĐỘC LẬP
- Cấu trúc hình thức – quy trình lớn tổ chức học đọc:
- Quy trình một tiết đọc sách gồm 3 giai đoạn: Trước khi đọc 01 Trong khi đọc 02 Sau khi đọc 03
- Phần 3: Biện pháp hoạt động Quá trình dạy đọc luôn tuân thủ ba chiến lược sau đây nhằm giúp HS trưởng thành thành người đọc độc lập:
- Marisol là một họa sĩ, cô rất thích vẽ, thậm chí còn có một phòng tranh trưng bày riêng. Nhiều bức vẽ của Marisol còn được chia sẻ với thế giới, cô bé còn là một học sinh xuất sắc và có cá tính ở trường. Một hôm, lớp Marisol được cô giáo giao nhiệm vụ vẽ một bức tranh lớn: bạn thì nhận vẽ con cá, bạn thì vẽ đại dương, Marisol hào hứng xung phong vẽ bầu trời nhưng trong hộp vẽ của cô bé không có màu xanh dương. Làm sao mà vẽ bầu trời khi không có màu xanh dương nhỉ? Marisol suy nghĩ rất lâu, từ ở trường đến trên đường về nhà và đêm đó cô bé chìm vào một giấc mơ rất sâu. Em mơ mình trôi qua một bầu trời với rất nhiều xoáy cuộn đầy màu sắc. Các màu trộn lẫn với nhau thành vô số màu không thể đếm nổi. Sáng Sách “Màu của hôm sau, khi đợi xe, trời đổ mưa và chuyển sang màu xám. Cô bé nghĩ, trời đâu phải lúc nào cũng màu xanh dương và hào bầu trời” hứng trộn các màu để tạo thành một màu hoàn toàn mới! Và cô bé gọi đó là "Màu Của Bầu Trời". Màu Của Bầu Trời là một trong ba cuốn sách nằm trong bộ Ehon kích thích nguồn cảm hứng, sáng tạo của trẻ. Thông qua các câu chuyện nhẹ nhàng xoay quanh cuộc sống thường ngày của trẻ, những triết lý, bài học sâu sắc được tác giả Peter H. Reynolds lồng ghép vô cùng khéo léo. Không chỉ dành cho các em nhỏ, bộ sách còn "dạy" cho người lớn cách đồng hành để khơi dậy tiềm năng, niềm cảm hứng của trẻ. Chúng ta đừng vì vô tình mà “giết chết” ở trẻ sự sáng tạo vô biên! Có những sự tổn thương tinh thần thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng và theo trẻ suốt cuộc đời!
- 13 biện pháp hoạt động giúp HS hứng thú tham gia tiết đọc sách (từ trang 31-> 68): Gia tăng cơ hội đọc độc lập Đọc – Học theo dự án Đưa cộng đồng phụ huynh vào cuộc Thực hành đọc bằng một cuộc săn tìm từ Đồng cảm: Trò chuyện sách, Thao luận Đọc áp dụng trực tiếp vào thực tế sách, Chia sẻ sách và báo cáo sách Một số HĐ dành cho HS lớp một giai đoạn phát triển kĩ năng giải mã và phát triển từ ngữ Sử dụng câu hỏi Đọc lớn cho HS THCS và THPT Phỏng đoán Đọc để giải trí, vui thích cho HS THCS và THPT Sử dụng bản đồ tư duy Quy trình 3 giai đoạn trong tiết đọc sách trung học
- B. THỰC HÀNH:
- 1. ĐỌC TO- CHIA SẺ THỰC HÀNH a) TRƯỚC KHI ĐỌC Khởi động: Trò chơi “ vòng xoay ý tưởng” - Chia nhóm 4 - Lấy một tờ giấy cắt thành hình vuông - Chia tờ giấy thành 4 hình tam giác - Viết tên đề tài “LÒNG TỐT hoặc TÌNH YÊU THƯƠNG” vào 4 tam giác (mỗi tam giác một Ý TƯỞNG của đề tài) - Xoay tờ giấy, mỗi bạn viết ý tưởng liên quan đến đề tài trong hình tam giác (1’) - Đọc ý tưởng của nhau, thêm ý mới vào phần của bạn (lần lượt xoay để 3 bạn trong nhóm đọc và chia sẻ ý tưởng của bạn mình). - 1-2 nhóm trình bày ý tưởng.
- 1. ĐỌC TO- CHIA SẺ THỰC HÀNH b) TRONG KHI ĐỌC Câu chuyện: Quà Đặc Biệt Cho Con - GV giới thiệu lời dẫn vào câu chuyện: Cuộc sống luôn có những điều kì diệu. Lòng tốt, tình yêu thương con trẻ là điều kì diệu nhất, có thể nâng đỡ ước mơ, tương lai cuộc đời một con người. Câu chuyện sau sẽ giúp khám phá điều kì diệu ấy. - GV đọc to, diễn cảm câu chuyện - GV dừng ở 2 sự kiện quan trọng để HS phỏng đoán trong khi nghe đọc
- Quà Đặc Biệt Cho Con Con trai: Mẹ, con muốn có món quà đặc biệt nhân dịp con 18 tuổi. Được không Me? Mẹ: Không! Con trai: Tại sao không? Mẹ: Đừng cãi mẹ! Con trai: Ôi trời, mẹ bất công quá đi! Từ ngày đó, chàng trai không thèm nói chuyện với Mẹ mình. Vài ngày trước ngày sinh nhật, chàng trai được chẩn đoán bệnh tim và có thê chỉ sống được vài ngày. Người bố đang làm tận hải ngoại. Người duy nhất bên chàng trai là Mẹ. Con trai: Mẹ ơi, con sẽ chết phải không mẹ? Mẹ: Ồ, không đâu con. Đừng lo lắng. Y tá (thì thầm): Bà có chắc bà muốn làm điều này chứ? Mẹ (thì thầm): Tôi chắn chắn. Vài ngày sau chàng trai hồi phục và được cho về nhà. Ngay khi bước chân vào nhà chàng trai cảm nhận có gì đó khác lạ. Chàng trai la to: Mẹ ơi, con về rồi nè! Không có tiếng trả lời. Chàng trai đi vào phòng mình, thấy bên giường một tờ giấy gấp gọn. Cậu mở ra và cầm nổi tiếng nấc. Thư Mẹ viết: – Con trai, chắc con còn nhớ lời yêu cầu về món quà đặc biệt nhân ngày con được 18 tuổi chứ? Mẹ tặng con món quà quý nhất mà Mẹ chưa từng trao cho ai. Mẹ trao cho con trái tim Mẹ. Dù mẹ không còn, nhưng mẹ biết, con của mẹ sẽ thành công và không làm mẹ thất vọng. Yêu con. Chàng trai quỵ xuống đất và khóc lớn tiếng: – Mẹ ơi, ước gì con không xử với mẹ như thế!
- 1. ĐỌC TO- CHIA SẺ THỰC HÀNH c) SAU KHI ĐỌC Câu chuyện: Quà Đặc Biệt Cho Con - Tích hợp các kĩ năng: nói hay viết về VB + Diễn kịch + Sắm vai + Sáng tạo tiếp câu chuyện + Thảo luận về lòng tốt và thực hiện lòng tốt. Đề xuất cách của Thầy /Cô
- Trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường đó thôi (Lỗ Tấn)
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: TRÒ CHƠI NIỀM TIN- XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP
- 2. ĐỌC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH a) TRƯỚC KHI ĐỌC Khởi động: Trò chơi Ý TƯỞNG: “Từ biết nhiều đến biết ít” - Lấy một tờ giấy - Vẽ 1 đoạn thẳng nằm ngang - Một đầu đoạn thẳng viết: “Tôi biết nhiều về điều này”; đầu còn lại viết “Tôi biết rất ít về điều này” - GV nêu ý tưởng liên quan đến VB: biết gì về răng khôn? - HS đánh giá mức độ kiến thức của mình về ý tưởng trên đoạn thẳng (ghi những gì mình biết về ý tưởng) - HS trao đổi thông tin với bạn (mức độ hiểu biết nhiều trao đổi với mức độ hiểu biết ít) Tôi biết rất ít Tôi biết nhiều
- 2. ĐỌC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH b) TRONG KHI ĐỌC VĂN BẢN VĂN CHƯƠNG Câu chuyện: Chiếc răng khôn nổi tiếng - GV giới thiệu lời dẫn vào câu chuyện: Bạn đã biết gì về những chiếc răng khôn? Vì sao chúng có tên gọi như thế? Có phải ai sở hữu những chiếc răng khôn sẽ trở nên nổi tiếng không? Với câu chuyện sau đây ta sẽ tìm thấy câu trả lời thú vị. - HS sử dụng các cách khác nhau hình thành kĩ năng đọc: + Câu hỏi + Bản đồ truyện + Danh mục hành động cho nhân vật
- 2. ĐỌC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH b) TRONG KHI ĐỌC Câu chuyện: Chiếc răng khôn nổi tiếng Câu hỏi (gợi ý) 1. Em nghĩ điều gì lớn nhất/vĩ đại nhất mà nhân vật (NV) có thể thực hiện trong đời? 2. Nơi nào trên thế giới mà NV muốn đi đến/du lịch? 3. Người nổi tiếng nào mà NV muốn gặp? 4. Cụm từ nào tốt nhất có thể dùng để diễn tả tài năng/ phẩm chất của NV? 5. Nếu NV có thể viết một cuốn sách hay một bài viết thì có thể viết về gì? 6. Loại kinh nghiệm / trải nghiệm không thực tế mà em thấy ở NV này?
- 2. ĐỌC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH c) SAU KHI ĐỌC Câu chuyện: Chiếc răng khôn nổi tiếng - Tích hợp các kĩ năng: nói hay viết về VB + Diễn kịch; + Sắm vai; + Liên hệ mở rộng + Giải quyết vấn đề với những phương án khác tác giả câu chuyện
- 2. ĐỌC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VĂN BẢN THÔNG TIN Luật giao thông dành cho người đi xe đạp và 10 điều cần biết để đảm bảo an toàn khi đi xe máy Sách Kĩ năng sinh hoạt tập thể bậc 1, tr. 71
- 2. ĐỌC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VĂN BẢN THÔNG TIN a) TRƯỚC KHI ĐỌC - Hoạt động nhỏ khơi gợi về việc tham gia giao thông. - Đặt vấn đề: Khi được cho đi xe đạp/ xe máy ra đường bạn nghĩ đến điều gì trước tiên? b) TRONG KHI ĐỌC - Đọc quét, ghi nhớ, thách thức giữa các đôi nhóm nhớ các quy định của luật c) SAU KHI ĐỌC - HS tự tạo tình huống tham giao thông và giải quyết. (kết hợp vẽ + viết)
- Có rất nhiều con đường để bạn lựa chọn trở thành người dẫn đường và đồng hành cùng học sinh đến đích của tri thức, việc lựa chọn con đường nào dễ dàng và thuận lợi nhất tùy thuộc vào chính bạn!
- 3. ĐỌC ĐỌC LẬP – TỰ DO THỰC HÀNH a) TRƯỚC KHI ĐỌC KHƠI NGUỒN NĂNG LƯỢNG- TẠO HỨNG THÚ Trò chơi 1: BINGO - Tạo các thẻ từ ghi tên truyện muốn khích lê HS đọc, HS dùng thẻ từ tạo thành trò chơi bingo. - Sau khi chơi, HS tìm sách trên các thẻ từ bingo và đọc độc lập.
- 3. ĐỌC ĐỌC LẬP – TỰ DO THỰC HÀNH a) TRƯỚC KHI ĐỌC KHƠI NGUỒN NĂNG LƯỢNG- TẠO HỨNG THÚ: Trò chơi 2: Tổ chức các kì thi đua và trò chơi đọc - GV tạo các thẻ manh mối (từ, cụm từ) - Đặt các thẻ từ xung quanh lớp - HV lấy 01 thẻ từ và tìm sách phù hợp với từ đó
- 3. ĐỌC ĐỌC LẬP – TỰ DO THỰC HÀNH b) TRONG KHI ĐỌC Tạo bảng giới thiệu sản phẩm (catalogue)/ Vẽ Sơ đồ tư duy - HS tạo nhóm 6, cử các vị trí trong nhóm (trưởng nhóm, thư kí, chụp ảnh, hậu cần). - Chọn 1 truyện hay 1 văn bản trong nhóm. - Đọc và chọn ra những chi tiết, sự vật, sự việc quan trọng và những biểu tượng xuyên khắp truyện. - Tạo catalogue gồm nhiều mục (nhân vật, đồ dùng, địa điểm, .) minh họa bằng hình ảnh./ Tạo sơ đồ tư duy Lưu ý - Trật tự sắp xếp các mục trong catalogue/ SĐTD - Trang trí - Sáng tạo thêm chi tiết - Chú thích mục trích dẫn trong VB
- 3. ĐỌC ĐỌC LẬP – TỰ DO THỰC HÀNH a) TRƯỚC KHI ĐỌC Làm poster thể hiện nội dung sách báo - GV TẠO HĐ nhỏ liên quan đến báo, thú vị, lợi ích của báo Để gây hứng thú, quan tâm đến báo của HS - GV giới thiệu ĐỌC BÁO CÓ GÌ VUI?) - HV tạo nhóm 6, cử các vị trí trong nhóm (trưởng nhóm, thư kí, chụp ảnh, hậu cần) - Chọn đề tài cụ thể (ví dụ: nạn cháy rừng; hạn mặn; các nhóm nhạc trẻ )
- 3. ĐỌC ĐỌC LẬP – TỰ DO THỰC HÀNH b) TRONG KHI ĐỌC Làm poster thể hiện nội dung sách báo - HV tạo nhóm 6, cử các vị trí trong nhóm (trưởng nhóm, thư kí, chụp ảnh, hậu cần) - Mỗi HS chọn 1 tài liệu thông tin từ báo liên quan đến đề tạo và đọc - Ghi chép thông tin đọc, cắt dán, trình bày để tạo POSTER Lưu ý - Làm trên giấy A3 - Trang trí - Sáng tạo thêm chi tiết
- 3. ĐỌC ĐỌC LẬP – TỰ DO THỰC HÀNH c) SAU KHI ĐỌC - Các nhóm trưng bày, chia sẻ sản phẩm
- Đừng sợ thay đổi và những khó khăn trước mắt, vì chỉ khi nỗ lực thoát khỏi kén, con ngài mới có thể hóa bướm. Tương lai của giáo dục Việt Nam phụ thuộc vào sự thay đổi và vượt khó của chính bạn.